Học tập đạo đức HCM

Long An: Nông dân trồng mai vàng kiểu nông nghiệp công nghệ cao có né được cảnh dội chợ, ế hàng chiều 30 tết?

Thứ tư - 24/02/2021 05:07
Sau vụ mai Tết Nguyên đán Tân Sửu thất bát, nhiều nông dân trồng mai vàng ở các làng mai Nam bộ như tỉnh Long An, TP HCM đã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cho cây mai vàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, trước hấp lực từ những vườn trồng mai vàng thu tiền tỷ đã cuốn nông dân nhiều địa phương ở miền Tây Nam bộ lao vào trồng mai vàng.

Thậm chí, nhiều nông dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để trồng mai vàng nhằm nâng cao hiệu quả.

Nông dân trồng mai vàng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao có cứu được cảnh “chợ chiều 30 tết”? - Ảnh 1.

Ông Võ Văn Dững, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) hướng dẫn nông dân trồng mai ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Thực hiện Chương trình đột phá đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện Thủ Thừa (Long An) xác định xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng cây mai vàng tại xã Long Thạnh.

Ông Võ Văn Dững (ấp 2, xã Long Thạnh) là người đi tiên phong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao theo tinh thần nghị quyết này. Theo đó, ông Dững tiến hành xử lý đất phèn của 1,2ha đất trước khi lên liếp trồng 3.000 gốc mai vàng.

Ngoài ra, ông Võ văn Dững còn đầu tư hệ thống tưới tự động cho vườn mai. Ông cũng xây dựng lịch trình chăm sóc, tạo dáng, bón phân cụ thể cho từng giai đoạn của cây mai vàng Nam bộ.

Theo ông Dững, trồng mai vàng theo kiểu truyền thống không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đại diện Hội Nông dân tỉnh Long An cho biết, phong trào trồng mai vàng trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khá rầm rộ thời gian gần đây. Hiện, tỉnh Long An có diện tích trồng mai vàng bán Tết gần 1.000 ha. 3 xã trồng mai vàng nhiều nhất tỉnh Long An là các xã: Tân Tây (huyện Thạnh Hóa), Mỹ Thạnh (Thủ Thừa) và Lương Hòa (Bến Lức).

Riêng tại làng mai xã Tân Tây, theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tây Trương Minh Hè, khả năng diện tích trồng cây mai vàng ở xã sẽ còn tăng nhiều chứ không dừng lại ở 260ha. Để tránh viễn cảnh "dội chợ", xã Tân Tây đang có kế hoạch hướng các nhà vườn trồng mai vàng mở thêm dịch vụ…du lịch sinh thái.

Cũng trồng mai kiểu "công nghiệp" ứng dụng công nghệ cao như các nông dân ở các làng mai của tỉnh Long An, nhưng gần đây anh Trần Tứ Vương, một nông dân có hơn 20ha mai vàng ở làng mai xã Bình Lợi (TP HCM), đang chuyển hướng sang trồng mai tạo dáng.

 

Trồng mai vàng công nghệ cao có tránh được viễn cảnh “chợ chiều ngày tết”? - Ảnh 2.

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng cây mai vàng, nông dân tỉnh Long An, TP HCM có hy vọng kéo nhiều thương lái đến nhà vườn?

Theo đó, anh Vương giảm diện tích mai vàng xuống còn một nửa để dành thời gian chăm sóc, tạo dáng mai cho phân khúc thị trường trung lưu, giàu có.

"Nếu đổ xô trồng mai kiểu "công nghiệp" cho người chơi phân khúc bình dân thì cung sẽ sớm vượt cầu, khả năng cây "siêu lợi nhuận" này thành… củi là không thể tránh khỏi", anh Vương nhận định.

Đồng quan điểm này, anh Trần Văn Sơn, một nông dân trồng 6ha mai vàng ở làng mai Bình Lợi cho biết, 5-6 năm nay, giá mai bán "mão" tại vườn không tăng giá. Mai trồng 3 năm giá "đứng" ở mức 400.000-500.000 đồng/cây. "Chỉ có mai tuyển, cây mai tạo dáng thì mới bán được giá cao", anh Sơn thổ lộ.

Ông Hồ Quốc Trường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Lợi cho biết, chỉ trong năm 2020, làng mai Bình Lợi tăng thêm 100ha, nâng diện tích trồng mai vàng bán Tết ở làng này lên hơn 600ha.

Nông dân trồng mai vàng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao có cứu được cảnh “chợ chiều 30 tết”? - Ảnh 4.

Diện tích mai vàng đang tiếp tục tăng mạnh ở các tỉnh phía Nam, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao có là cứu cánh cho những vụ mai Tết thất bát?

Đáng lo hơn, tại huyện Bình Chánh, mai vàng không còn chỉ trồng gói gọn tại xã Bình Lợi mà đã lan ra một số xã khác, như Tân Nhựt. Hiện, diện tích mai vàng tại xã Tân Nhựt đã hơn 30ha.

Nhận định tình hình diện tích mai vàng tăng nhanh như… "mít Thái", lãnh đạo chính quyền địa phương có làng mai cho rằng, sớm muộn gì thị trường mai cũng bão hòa, nhà vườn trồng mai sẽ không còn lợi nhuận như xưa.

"Trồng mít, sầu riêng… còn có thị trường nước ngoài cứu cánh, còn mai vàng xuất cho ai? Biết vậy, nhưng không thể ngăn người dân mở rộng diện tích cây mai", ông Hè đặt vấn đề.

Trần Đáng/https://danviet.vn/
 

https://danviet.vn/long-an-nong-dan-trong-mai-vang-kieu-nong-nghiep-cong-nghe-cao-co-ne-duoc-canh-doi-cho-e-hang-chieu-30-tet-20210222224534658.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay32,981
  • Tháng hiện tại1,012,606
  • Tổng lượt truy cập91,075,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây