Học tập đạo đức HCM

Phát triển kinh tế vườn: Nông dân Bách Thuận làm giàu

Chủ nhật - 28/02/2021 08:28
Xã Bách Thuận (Vũ Thư - Thái Bình) nằm cạnh sông Hồng, đất phù sa màu mỡ, phù hợp phát triển kinh tế vườn với nhiều loài hoa, cây cảnh chủ lực. Kinh tế vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.
Chị Phạm Thị Nhẹn phấn khởi khi mỗi ngày cung cấp sang tỉnh Nam Định 2.500 bông hoa thược dược
Chị Phạm Thị Nhẹn phấn khởi khi mỗi ngày cung cấp sang tỉnh Nam Định 2.500 bông hoa thược dược

Giàu nhờ trồng hoa

Đến với làng vườn Bách Thuận những ngày cuối năm, điều đầu tiên khiến tôi cảm nhận được là cảnh sắc của một làng quê trù phú, những ngôi nhà cao tầng được mọc lên giữa những vườn hoa cúc, hoa thược dược… cây lá sum suê. Đi khắp những tuyến đường ngõ, xóm, đâu đâu cũng thấy hình ảnh của những chủ vườn đang chăm chút cho từng vườn hoa để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Tân Sửu với hy vọng hoa nở đúng độ Xuân về.
 

Đang cặm cụi chăm sóc cho vườn hoa thược dược, chị Phạm Thị Nhẹn (xóm 3 Liên Hồng) chia sẻ: “Nhà tôi trồng 17 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) hoa các loại. Trồng hoa vất vả lắm, ngoài yếu tố xuống giống đúng thời vụ và sự kỳ công chăm sóc của các chủ vườn, để hoa nở đúng dịp Tết còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Thời tiết năm nay khá khắc nghiệt, một phần diện tích hoa cúc trồng bán dịp Tết, nhưng không kịp Tết phải để lùi lại sau.
 

Mỗi ngày, gia đình tôi thu hoạch khoảng 2.500 bông hoa thược dược cung cấp sang tỉnh Nam Định. Những tháng giáp Tết Nguyên đán, người nông dân chỉ mong thời tiết ủng hộ để vườn hoa kịp vào Xuân. Gia đình phải thuê 4 lao động vào những tháng cuối năm, đợt cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu lãi 200 triệu đồng từ trồng hoa”.
 

Còn bác Nguyễn Văn Vĩnh chia sẻ: Năm nay, tuy thời tiết có lạnh hơn, gia đình phải mất nhiều công chăm sóc vườn hoa cúc. Cũng nhờ chủ động được cây giống, nắm vững kỹ thuật nên diện tích hoa cúc của gia đình đang phát triển tốt, kịp tiến độ cho thu hoạch đúng dịp Tết. Tuy trồng hoa vất vả nhưng bù lại, thu nhập từ trồng hoa cũng khá hơn các loại cây trồng khác. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu lãi 60 triệu đồng/sào.
 

“Để trồng hoa cho thu hoạch đúng dịp Tết, người nông dân phải đảm bảo kỹ thuật chăm sóc hoa nghiêm ngặt, các khâu làm đất, nước, bón phân, phun thuốc, điện sáng… phải kịp thời, đúng lịch. Thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trưởng của hoa, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ. Kỹ thuật làm đất giâm hoa cũng đòi hỏi khắt khe. Đất phải là đất pha cát, tơi xốp và phải sàng kỹ để thật nhỏ mịn, bảo đảm độ ẩm”, bác Vĩnh chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa.
 

Xây dựng làng quê trù phú

Theo báo cáo của UBND xã Bách Thuận, năm 2020, trên địa bàn xã có 376ha cây hoa quả, cây cảnh, hương dược liệu, thu nhập bình quân đạt trên 280 triệu đồng/ha (trong đó cây cảnh 120ha; cây ăn quả 102ha; cây hoa 65ha…),  mang lại giá trị kinh tế ước đạt  trên 50 tỷ đồng.
 

Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,  nghề trồng hoa, cây cảnh ở Bách Thuận không ngừng phát triển, xã chính thức được công nhận là khu du lịch sinh thái làng vườn của tỉnh Thái Bình.
 

Ông Nguyễn Kim Sáu, Chủ tịch UBND xã Bách Thuận, cho biết: “Xưa kia, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Nhưng hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường, người dân Bách Thuận chuyển đổi ngành nghề, phát triển kinh tế vườn, buôn bán nhỏ lẻ. Những vườn dâu dần được thay  bằng vườn cây cảnh, cây ăn quả và cây hương dược liệu. Từ  trồng hoa, cây cảnh, nhân dân trong xã dần thay thế được tập quán canh tác cũ, nâng cao thu nhập trên cùng diện tích, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã xuống còn 1,67%, thu nhập bình quân năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người”.
 

Nhờ cần cù, chịu khó và nhanh nhạy,  trồng hoa, cây cảnh không chỉ đơn thuần là nghề kiếm sống của người dân xã Bách Thuận, mà còn góp phần tạo nên vùng quê chan hòa với thiên nhiên, gìn giữ bầu không khí trong lành. Những người dân Bách Thuận đã dệt nên vùng quê của mình bức tranh nhiều màu sắc chào đón Xuân mới.

 
Nguồn: kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại874,424
  • Tổng lượt truy cập90,937,817
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây