Học tập đạo đức HCM

Bí quyết làm giàu của Hoàng Huy Hào: Quyết tâm + Tính toán + Học hỏi

Thứ tư - 23/01/2013 19:08
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về Yên Thế và được cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện giới thiệu về thăm trang trại của anh Hào.

Lúc chúng tôi đến, anh đang chăm sóc đàn gà, thấy khách, anh vội rửa tay pha trà, tiếp chuyện. Nói về quá trình lập nghiệp của mình, anh tâm sự: “Vốn sinh ra trong gia đình nghèo, ngay khi lập gia đình, hai vợ chồng đã bàn chuyện làm giàu”. Năm 1988, Hào bắt tay vào chăn nuôi lợn nái nhưng do thiếu vốn nên mô hình của anh chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún.

Đến năm 1998, khi thị trường lợn giống không còn tiêu thụ thuận lợi như trước, Hào tìm cách chuyển sang nuôi gà đồi. Ban đầu, do vốn ít, kỹ thuật chưa vững nên anh chỉ nuôi khoảng 500 con/lứa. Từ năm 2003, sau nhiều năm chăn nuôi, khi vốn đã kha khá và nhất là đã nắm vững kỹ thuật, anh tăng đàn lên 1.000 con/lứa, nuôi 3-4 lứa/năm. Thời điểm cao nhất nuôi tới 3.000 - 4.000 con/lứa.

Tuy nhiên, không phải lúc nào anh cũng thuận buồm xuôi gió. Năm 2007, trên địa bàn huyện xuất hiện dịch cúm gia cầm, vì chưa có vắc - xin phòng bệnh nên 3.000 con gà thương phẩm của anh bị chết, thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Không chịu bó tay, đầu năm 2008, Hào cải tạo chuồng trại tiếp tục bắt giống về nuôi. Bằng sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, đến nay số lượng đàn gà trong trang trại của anh lên đến 4.000 con/lứa. Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2012, anh tiếp tục làm chuồng và nuôi 100 con lợn, hiện bắt đầu cho xuất chuồng.

Anh Hào tâm sự: “Với tôi, để thoát nghèo, làm giàu dù ở bất cứ ở đâu, bằng nghề nào thì trước tiên đều phải có lòng quyết tâm. Có thể lúc mới vào nghề sẽ gặp khó khăn nhưng tôi vẫn không nản chí. Ví dụ, năm 2007, trang trại của tôi thiệt hại tới 3.000 con gà nhưng tôi vẫn mạnh dạn vay vốn tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi. Nhiều người bảo thiếu vốn nhưng vốn chúng ta có thể vay mượn, tích góp hoặc theo phương thức lấy ngắn nuôi dài”.

Chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình, Hào cho rằng: “Bên cạnh quyết tâm cũng cần có sự suy nghĩ, tính toán hợp lý, không ngừng học hỏi, phải tham gia giao lưu học cái hay, cái tốt của người khác. Có như thế thành công mới bền vững”.

Hoàng Đình

(kinhtenongthon.com.vn)

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết
    Văn bản ban hành

    Công văn số 6748/UBND-NL5

    Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

    Văn bản số 4414/UBND-NL5

    Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

    Văn bản số 4305/UBND-NL5

    Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

    Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

    Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

    Công văn số 3608/UBND-NL5

    Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

    Hát về nông thôn mới
    MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
    Thăm dò ý kiến

    Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

    Thống kê
    • Đang truy cập659
    • Hôm nay76,783
    • Tháng hiện tại771,479
    • Tổng lượt truy cập93,149,143
    ®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
    Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
    Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
    Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây