Học tập đạo đức HCM

Giàu lên từ biển

Thứ sáu - 10/05/2013 03:41
Từ làng chài bé nhỏ và nghèo khó, với những con thuyền đánh cá khiêm tốn ra vào bến cá Sa Huỳnh ngày nào, giờ đây đời sống của người dân Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã trở nên khấm khá, với những đội tàu có công suất lớn ngang dọc trên biển Đông. Cũng từ nghề biển, những ngôi biệt thự, nhà lầu thi nhau mọc lên, tạo nên dáng dấp và định hình một đô thị ở làng cá Sa Huỳnh.

Biển là lẽ sống...

Trong số các làng biển của Phổ Thạnh làm ăn hiệu quả từ nghề biển phải kể đến thôn Thạnh Đức 2. Cả thôn có hơn 700 hộ gia đình, thì có trên 300 tàu cá (chủ yếu từ 90 - 650CV) tham gia khai thác thủy sản ở vùng biển xa. Nhờ bám biển mà trong thôn có trên 250 tỷ phú. Chính vì vậy, thôn Thạnh Đức 2 được mệnh danh là "làng chài tỷ phú", với hơn 35% hộ gia đình có tài sản lên đến hàng tỷ đồng. Điển hình như gia đình các ngư dân: Phan Văn Cúc, Huỳnh Cườm, Võ Thu, Trần Đức Minh, Trần Thanh Nga,… có tổng tài sản từ 4 - 10 tỷ đồng. 

Ngư dân Phổ Thạnh đóng mới tàu thuyền

Ngư dân Phổ Thạnh đóng mới tàu thuyền 

Từ một bạn chài tay trắng được thôi thúc bởi khí thế làm ăn của người dân biển quê mình, anh Trần Châu Thịnh, sau một thời gian đi bạn đã tiến lên tậu đôi tàu có công suất trên 90CV để làm ăn. Sau một vài năm làm ăn hiệu quả, anh đã làm được nhà cửa khang trang; đồng thời bán tàu cũ, tậu tàu cá 350CV và đóng mới chiếc khác trị giá 1,7 tỷ đồng để vươn khơi bám biển. “Khác với thời trước, chuyện làm ăn bây giờ đòi hỏi người đi biển phải tính toán thật kỹ, thật chắc. Không ai bỏ ra 600, 700 triệu hay vài ba tỷ đồng để sắm tàu cá nếu không lường trước được con đường làm ăn của mình” - anh Trần Châu Thịnh cho biết thêm. Hay như ngư dân Phan Cam, năm 15 tuổi, anh đi bạn cho chủ tàu ở địa phương. Sau nhiều năm nỗ lực học hỏi làm ăn, anh tậu được tàu cá 60CV cho riêng mình để hành nghề câu bủa. Từ "cần câu cơm" này, nay anh đã có đôi tàu công suất trên 100CV, trị giá trên 3 tỷ đồng để hành nghề giã cào đôi trên vùng biển Hoàng Sa.

Ông Phan Hiển - Chi hội trưởng Chi hội nghề cá, thành viên Ban chủ nhiệm HTX Dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ Phổ Thạnh cho rằng: Nghề cá ở Phổ Thạnh phát triển có nhiều yếu tố, nhưng đáng nói nhất là nhờ sự năng động, đoàn kết của ngư dân. Cũng từ sự gắn bó trong cách đánh bắt, ngư dân Phổ Thạnh đã chia sẻ nhau đàn cá, giảm cảnh tàu đói, tàu no, may nhờ rủi chịu. Trong đó, tàu nào gặp đàn cá lớn, ngư trường tốt thì gọi tàu của bạn mình đến đánh bắt nhằm chia cho nhau cái may để cùng nhau phát triển...

Xây dựng Sa Huỳnh đạt đô thị loại 5

Theo tính toán của người dân Phổ Thạnh, tính bình quân doanh thu 1,5 tỷ đồng/tàu/năm, với gần 1.000 tàu cá, mức doanh thu từ nghề biển của Phổ Thạnh là rất lớn. Ngoài ra, hàng chục cơ sở chế biến hải sản, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, các dịch vụ nghề biển tại địa phương đã đem lại việc làm cho hàng ngàn người. Từ truyền thống đoàn kết khai thác thủy sản trên biển, ngư dân Phổ Thạnh đã thành lập các tổ tự quản tàu thuyền, tiến đến thành lập Hợp tác xã Dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau trong việc đánh bắt.

 Thương lái thu mua cá ở cảng cá Sa Huỳnh.

Thương lái thu mua cá ở cảng cá Sa Huỳnh. 

Ông Nguyễn Duy Trinh-Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho rằng: Bước phát triển của nghề cá Phổ Thạnh từ năm 1996, nhưng nhanh nhất thì từ 2006 đến nay. Hiện toàn xã có gần 1.000 tàu, với tổng công suất 154.780CV, trong đó có trên 600 tàu đánh bắt xa bờ, công suất từ 90 - 650CV/tàu. Riêng 3 tháng đầu năm 2013, ngư dân trong xã đã đóng mới 13 chiếc, cải hoán 12, với công suất từ 250 - 650CV/tàu trở lên để vươn khơi xa.

Cũng nhờ việc đóng mới và cải hoán, nâng công suất tàu thuyền mà quý I/2013, sản lượng khai thác thủy sản của Phổ Thạnh đạt trên 12.500 tấn. Trong đó có 8.500 tấn hải sản xuất khẩu, đem về nhiều tỷ đồng cho ngư dân. Với đà khai thác như quý I này, thì lượng cá khai thác được trong năm 2013 sẽ còn tăng hơn nữa. "Nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ xã Phổ Thạnh đề ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân từ 20 - 25%/năm; khai thác từ 37.000 - 40.000 tấn thủy sản/năm; xây dựng Sa Huỳnh đạt các tiêu chí của đô thị loại 5 và được công nhận thị trấn Sa Huỳnh trong nhiệm kỳ này"- ông Trinh cho biết thêm.

Bá Sơn 
Theo Báo Quảng Ngãi
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập846
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại772,486
  • Tổng lượt truy cập93,150,150
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây