Học tập đạo đức HCM

Ông chủ của 2.000 con lợn

Thứ ba - 29/01/2013 22:10
Trang trại của anh Hiệp lúc nào cũng có 120 con lợn nái chuyên lấy giống. Mỗi tháng xuất chuồng từ 200-250 con, thu về gần 100 triệu đồng.

 

 

Trước khi trở thành ông chủ của trang trại lợn hơn 2.000 con, anh Đào Tất Hiệp ở thôn Đồng Quê, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên đã từng qua nhiều nghề: Trồng lúa, trồng quất... "Tôi làm nhiều nghề và thất bại cũng nhiều. Thấy các hộ trong xã nuôi lợn hiệu quả, tôi đến một số gia đình học cách chăm sóc, nhân giống, bắt bệnh cho lợn để về mở trang trại" - anh Hiệp kể.

Năm 2001, anh nhận thầu 2ha đất của xã mở trang trại nuôi lợn. Rồi anh được Hội ND và Hội Phụ nữ xã tạo điều kiện vay 4 triệu đồng rồi tăng lên 9 triệu đồng/năm. Ban đầu anh nuôi 60 con lợn, rồi 120 con và đến nay là 2.000 con.

Anh Hiệp giới thiệu đàn lợn giống.

Trang trại của anh theo mô hình khép kín, tự sản xuất con giống. Nguồn thức ăn cho lợn chủ yếu là ngô anh mua từ Sơn La với số lượng hàng chục tấn/tháng. Thức ăn anh chế biến phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của lợn. Anh Hiệp cho biết, trang trại của anh thường xuyên được phun sát trùng 1 lần/tuần.

Lợn được tiêm vaccin 1-2 lần/tháng, thuốc thú y lấy tại Viện Thú y Trung ương. Từ ngày nuôi lợn, trang trại của anh chưa bao giờ bị dịch bệnh. Trang trại của anh lúc nào cũng có 120 con lợn nái chuyên lấy giống. Mỗi tháng xuất chuồng từ 200-250 con, thu về gần 100 triệu đồng. Trang trại của anh còn tạo việc làm cho 10 lao động trong xã, với lương 4 triệu đồng/người/tháng".

Theo anh Hiệp, nuôi lợn muốn thành công, quan trọng là phải áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm mà "bắt bệnh", đặc biệt phải thực hiện nghiêm tiêm phòng cho lợn, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.

Không chỉ thành công trong nuôi lợn, anh Hiệp rất tích cực tham gia công tác từ thiện. Anh trực tiếp tổ chức các hoạt động từ thiện tại Trường THPT Dương Quảng Hàm, tặng xe đạp nhân ngày khai giảng cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ tiền học phí giúp các em học giỏi đỗ PTTH không có tiền đi học. Trao phần thưởng cho các em đạt thành tích cao trong học tập, dạy nghề cho ND… với mong muốn con cháu quê hương mình có cái chữ để thoát khỏi cái nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Nhiều năm liền anh được tặng bằng khen ND SXKD giỏi cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay33,070
  • Tháng hiện tại211,637
  • Tổng lượt truy cập90,275,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây