Học tập đạo đức HCM

Đón đầu thị trường, nông dân ven đô Hà Tĩnh "bội thu” sau lũ

Chủ nhật - 08/11/2020 10:18
Những vườn rau đã mơn mởn màu xanh, những trang trại nuôi tôm cũng bắt đầu ương giống trở lại, người nông dân ven đô TP Hà Tĩnh đang nỗ lực “chớp” lấy thời cơ “vàng”, khôi phục vụ đông…
84d0055430t62027l0

Vườn rau cải mầm của bà Nguyễn Thị Hồng - thôn Minh Tiến, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) cho thu hoạch.

Trận lũ lụt lịch sử đi qua, thời tiết bắt đầu có nắng trở lại. Đây là thời điểm vườn rau cải mầm của bà Nguyễn Thị Hồng - thôn Minh Tiến, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) cho thu hoạch “sướng tay” nhất. Ngày nào bà cũng xuất bán ra thị trường 50 - 60 kg rau mầm với giá bình quân 15.000 đồng/kg.

Kinh nghiệm của bà chính là đầu tư nhà lưới và tận dụng các chất dinh dưỡng trong đất của vụ dưa lưới còn lại để sản xuất rau mầm. Đây là vụ sản xuất xen giữa của vụ dưa lưới và sản xuất hoa tết sắp tới. Chỉ 3 tháng tranh thủ (từ tháng 8 đến hết tháng 10) nhưng chính là thời điểm thị trường rau xanh khan hiếm nhất nên vườn rau cho thu nhập cao.

84d0055620t73919l0

Kinh nghiệm của bà chính là “đon” thời điểm thị trường có nhu cầu cao nhất để đầu tư sản xuất.

Bà Hồng cho biết: “Sau lũ, nhu cầu rau xanh trên thị trường rất cao, riêng rau mầm thì có bao nhiêu người ta thu mua bấy nhiêu. Nhà tôi, nhờ trồng trong nhà lưới nên vườn rau không bị tác động nhiều bởi thời tiết, thậm chí tranh thủ được nguồn nước ngầm nên chẳng phải tưới nhiều, cây lên nhanh và đảm bảo năng suất, chất lượng. Chỉ 7 ngày một lứa, thời vụ “gối nhau” nên lúc nào cũng có rau bán ra thị trường. Ngày nhiều nhất, tôi thu về được 1,5 triệu đồng”.

84d0055748t81015l0

Rau cải mầm là thế mạnh cho giá trị kinh tế lớn nhất trong các loại cây trồng vụ đông của nông dân ven đô.

Toàn bộ diện tích 240 m2 vườn của bà đều chỉ trồng rau cải mầm, có số vừa gieo giống, có số đã thu hoạch hoàn tất, có số sắp đến ngày cắt bán… Theo bà Hồng, đây là đợt cuối cùng của loại rau cải mầm này, bởi từ nay, khi thời tiết tốt hơn, nguồn cung ở các vùng cũng sẽ tăng cao và giá sẽ giảm dần. Bởi thế, bà sẽ chuẩn bị cải tạo lại đất để đón vụ hoa tết sắp sửa.

84d0055848t58777l0

Sản xuất trong thời tiết mưa nhiều, ông Nguyễn Chính Thành ở thôn Thúy Hội phải phủ ni lông để làm khô đất.

Ở những cánh đồng chuyên rau của thôn Thúy Hội, xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh), trận lũ lụt lịch sử khiến cho toàn bộ diện tích sản xuất bị ngập, vùi lấp. Không làm được ngoài đồng, bà con tranh thủ thời gian “đưa đồng về nhà”. Chỉ 1 tuần sau khi mưa lũ đi qua, người nông dân ở đây cũng kịp thu hoạch lứa rau đầu tiên.

84d0055950t83057l0

Dù chưa thể sản xuất ngoài đồng nhưng tranh thủ thời gian sau lũ, ông Thành vẫn kiếm được 200 - 300 nghìn đồng mỗi ngày từ vườn nhà.

Ông Nguyễn Chính Thành ở thôn Thúy Hội cho biết: “Tôi cố vùn 1 sào trong vườn nhà, dùng ni lông che phủ giữ cho đất khô để sản xuất rau cải mầm ngắn ngày, tranh thủ thị trường sau lũ. Ngay khi thời tiết còn mưa, ngày nào tôi cũng có 20 - 30 kg rau xuất bán, “bỏ túi” vài ba trăm nghìn đồng mỗi ngày. Mùa này cứ phải làm tranh thủ, “lấy ngắn nuôi dài”, vừa sản xuất rau cải mầm tạo thu nhập ngắn ngày, vừa đầu tư loại dài ngày có giá trị kinh tế cao hơn. Mấy hôm nay, đất ngoài ruộng cũng đã khô, chúng tôi vừa gieo trỉa xong hành lá và cải bắp”.

Theo thông tin từ xã Thạch Hưng, công tác khôi phục sản xuất đã được chính quyền triển khai ngay sau khi nước rút. Xã huy động bà con ra đồng vừa thu gom rác thải, vệ sinh lại đồng ruộng và tranh thủ làm đất, chờ thời tiết thuận lợi để tái sản xuất. Đến nay, 70% diện tích (trong số hơn 13 ha rau vụ đông) đã được phủ kín. Cây trồng chủ lực ngoài rau cải mầm thì còn có hành lá, cà rốt, bắp cải...

84d0060236t36405l0

Người dân nuôi trồng thủy sản bắt đầu khôi phục sản xuất.

Trong khi đó, đối với những mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Tĩnh thì đây là thời điểm “vàng” để khôi phục sản xuất, chuẩn bị đón thị trường “đắt giá” nhất trong năm.

Anh Nguyễn Văn Hòa - chủ nuôi tôm ở khu vực Đồng Ghè, xã Thạch Hạ cho biết: “Nước vừa rút, chúng tôi cũng bắt tay ngay vào thực hiện bơm cạn, nạo vét và tiến hành xử lý môi trường trong và ngoài ao. Đồng thời, để rút ngắn thời vụ nhất có thể, chúng tôi cũng tranh thủ ương dưỡng 60 vạn giống tôm mới chờ thời điểm thích hợp để thả giống. Tôi tính khoảng 20 ngày nữa, con giống vừa đủ khỏe, môi trường, thời tiết và độ mặn của nước cũng ổn định hơn thì sẽ thả ra ao nuôi. Sản xuất càng khó thì sẽ càng được giá cao, nhất là vụ thu hoạch đúng vào dịp thị trường Tết Nguyên đán sắp tới”.

84d0060713t54308l0

Anh Nguyễn Văn Hòa nhận hóa chất, xử lý ao nuôi sau lũ.

Thời tiết đang dần tốt trở lại, người nông dân ven đô cũng đã kịp trở lại với nhịp độ sản xuất, đẩy lùi những khó khăn bởi sự khắc nghiệt của thời tiết vừa gây ra...

Ngay sau lũ lụt, UBND thành phố Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo các địa phương ra quân làm vệ sinh môi trường gắn với khôi phục sản xuất. Đặc biệt, vận dụng tối đa hiệu quả trồng rau trong nhà lưới để phát huy lợi thế sản xuất rau ngắn ngày, tăng hiệu quả kinh tế. Tới đây, thành phố sẽ hoàn thành sản xuất 108 ha rau theo kế hoạch.

Ông Nguyễn Thế Công - phụ trách Phòng Kinh tế UBND thành phố Hà Tĩnh


Theo Nguyễn Oanh/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập445
  • Hôm nay56,462
  • Tháng hiện tại715,789
  • Tổng lượt truy cập93,093,453
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây