Học tập đạo đức HCM

Niễng - cây trồng mới, đối tượng chuyển đổi phù hợp với vùng đất sâu trũng

Thứ ba - 24/12/2024 21:04
Sau 2 năm mạnh dạn thử nghiệm mô hình trồng niễng trên ruộng trồng lúa sâu trũng sinh lầy, kém hiệu quả của gia đình chị Hoàng Thị Thu Hà (thôn Phú Minh, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh), cho thấy niễng là niễng thích nghi và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao, là cây trồng mới phù hợp với vùng đất sâu trũng, có triển vọng để nhân rộng.
Năm 2022, thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch 537/KH-UBND huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Phú đã tổ chức dồn điền đổi thửa, hình thành cánh đồng lớn ở thôn Phú Minh. Đồng thời xã đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng CGKHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện đã triển khai các lớp tập huấn về các đối tượng phát triển phù hợp để đưa vào sản xuất. Nhờ đó, chị biết đến cây niễng, đó là cây trồng đặc sản của tỉnh Nam Định. Củ niễng có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ dùng làm thức ăn như rau mà còn là một vị thuốc đông y tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phòng và trị nhiều bệnh lý của con người. Hơn nữa, quy trình và kỷ thuật chăm sóc loài cây này khá đơn giản, chi phí ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ đó, chị đã cùng với chồng tìm hiểu thêm các thông tin qua các trang mạng và đến tháng Giêng năm 2023, vợ chồng chị đã ra trực tiếp tỉnh Nam Định để học hỏi kinh nghiệm. Tại đây anh chị đã được thưởng thức củ niễng béo bùi và được người dân kể cho nghe tất cả thông tin cần thiết. Do đó, vợ chồng chị đã mạnh dạn quyết định mua giống về trồng thử nghiệm trên 2 sào đất lúa sâu trũng bị sình lầy, mấy năm nay gia đình sản xuất khó khăn mà hiệu quả kém.
a1 1
Chị Hoàng Thị Thu Hà đang thu hoạch củ niễng
Chia sẻ về quy trình trồng và chăm sóc, chị Thu Hà cho biết: Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch cây củ niễng khoảng 8 tháng, tháng 2 trồng và gần cuối tháng 10 bắt đầu thu hoạch. Thời gian thu hoạch chỉ trong vòng 1 tháng, cuối tháng 11 cây niễng bắt đầu tàn. Tháng đầu là giai đoạn mất nhiều công làm đất, trồng và chăm sóc. Chi phí trồng niễng khá thấp, năm đầu phải mua giống, những năm sau giống gia đình tự nhân giống chỉ đầu tư công làm đất và bón phần  2 -3 lần/năm. Khó khăn trong sản xuất niễng đó là bảo vệ chuột đồng từ giai đoạn cây bắt đầu ôm củ cho đến khi thu hoạch và giữ giống qua đông để trồng vụ sau. Thu hoạch củ niễng cần lưu ý không để thời gian không quá lâu, vì để lâu củ niễng bị già đi nhanh, vỏ xanh, xốp, ăn vào sẽ mất vị ngọt, ngon. Niễng thu hái và xuất bán ngay trong ngày thu hoạch mới đảm bảo độ tươi ngon.
Trong 2 năm trồng niễng, gia đình chị nhận thấy niễng hầu như không có sâu bệnh, nên không phải sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Đồng thời, để tạo sản phẩm sách cho bà con tin dùng thì gia đình chị dung phân hữu cơ để bón cho niễng. Do hiện nay, Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng chỉ mới gia đình chị trồng niễng nên việc tiêu thụ rất dễ dàng, sản phẩm được thương lái đến tận nhà lấy hàng ngày, nhưng lượng cung vẫn chưa đủ cầu. Với giá bán 2.000 - 4.000 đồng/củ. Vụ đầu tiên gia đình chị thu được gần 10 triệu đồng, năm thứ 2 không phải mua giống lại có kinh nghiệm sản xuất tốt hơn nên gia đình đã thu được gần 20 triệu đồng. So với lúa, cho thấy trồng niễng tại vùng đất sâu trũng mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với cây lúa, nên gia đình chị đã có kế hoạch mở rộng thêm 2 sào nữa. Tuy nhiên, lần này anh chị dự định sẽ thử nghiệm trên cánh đồng đất cát pha, cao ráo.
a2
Chuẩn bị niễng để thương lái đến lấy
Trong thời gian qua, gia đình chị củng đã đầu tư kinh phí thiết kế bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu quảng bá sản sản phẩm qua nhiều kênh như hội chợ, trên sàn thương mại điện tử huyện Kỳ Anh, zalo, facebook cá nhân... Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục chú trọng việc xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và phát triển thị trường; tư vấn, hỗ trợ và liên kết sản xuất với các hộ dân có chung ý tưởng để nhân rộng, phát triển mô hình trồng niễng theo hướng hàng hóa.
Ông Nguyễn Văn Thái  - Giám đốc Trung tâm ứng dụng CGKHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Kỳ anh cho biết: “Nhiều năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng được thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực. Nhận thấy tiềm năng và triển vọng phát triển của cây niễng ở địa phương nên năm 2023 huyện Kỳ Anh đã phối hợp với xã Kỳ Phú để thực hiện mô hình trồng thử nghiệm. Sau 2 năm thực hiện kết quả bước đầu cho thấy niễng là cây trồng mới, phát triển tốt tại vùng đất trồng lúa sâu trũng và mang lại hiệu quả cao hơn lúa. Theo kế hoạch, năm 2025 mô hình sẽ được tổ chức tổng kết đánh giá và đưa ra giải pháp nhân rộng phù hợp với thực tiễn của địa phương và tỉnh Hà Tĩnh. Mục tiêu phấn đấu là xây dựng và phát triển được các mô hình xuất niễng hàng hóa có thương hiệu”./.
Kim Thịnh
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Hôm nay38,398
  • Tháng hiện tại697,725
  • Tổng lượt truy cập93,075,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây