Học tập đạo đức HCM

Nông dân ven biển Hà Tĩnh tích cực chăm sóc đàn gà đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên Đán

Thứ sáu - 20/12/2024 02:53
Trước nhu cầu sử dụng nguồn thịt từ gia súc, gia cầm nói chung và thịt gà nói riêng tăng cao trong dịp Tết, các hộ chăn nuôi gà vùng ven biển Hà Tĩnh đã và đang tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ vật nuôi, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Châu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà đang tập trung chăm sóc đàn gà phục vụ dịp tết Nguyên Đán. Xác định đây là vụ nuôi quan trọng trong năm, dù bình thường gia đình ông Nguyễn Văn Châu ở thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà chỉ duy trì đàn gà từ 700-1000 con/lứa nhưng riêng lứa gà tết năm nay, gia đình ông đã chủ động tăng đàn để có đủ nguồn cung cho thị trường tết.
Ông Châu chia sẻ: Dịp tết được xem là thời điểm làm ăn của người chăn nuôi, bởi nhu cầu của thị trường về gà thịt luôn cao hơn ngày thường. Vì vậy,  từ đầu tháng 10/2024, gia đình tôi đã mạnh dạn tăng đàn gà lên 2000 con. hiện nay, đàn gà đã đạt trọng lượng 1,5-2 kg/con. Với giá bán hiện tại từ 55.000-57.000 đồng/kg chưa phải ở mức cao nhưng chúng tôi vẫn kỳ vọng vào dịp tết, giá có thể tăng lên để người chăn nuôi có lãi tốt hơn.”
hinh 1 2 1
Thời điểm này, người chăn nuôi đang tập trung chăm sóc, vỗ béo đàn gà đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên Đán.
Theo ông Châu, những tháng cuối năm thường hay có nhiều đợt rét nên chuồng trại phải bảo đảm để giữ ấm cho gà. Gà phải được nuôi theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó tăng cường bổ sung các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng như vậy mới giảm tỷ lệ gà bị thất thoát trong quá trình nuôi, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại “thủ phủ” chăn nuôi gà thả vườn trên cát xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên, thời gian này, người chăn nuôi cũng đang tất bật chăm sóc đàn gà để chuẩn bị cho mùa tiêu thụ lớn nhất trong năm.
Gia đình ông Trần Văn Nga là một trong những hộ chăn nuôi gà quy mô lớn tại thôn Bắc Hòa, xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên với 8 chuồng nuôi và quy mô đàn gà đạt hơn 10.000 con/lứa. Gà được nuôi trên đất cát nên đảm bảo môi trường khô ráo. Vào mùa đông, dù có mưa ẩm nhưng nhờ nền đất cát nên thoát nước nhanh, hạn chế được nhiều mầm bệnh phát sinh. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, trong vườn nhà được phân thành từng khu để thả nuôi gối nhiều lứa với độ tuổi khác nhau. Quá trình nuôi, gia đình ông tuân thủ nghiêm quy trình an toàn sinh học, thực hiện tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, sử dụng đệm lót sinh học để khử mùi, giữ không khí chuồng trại luôn khô thoáng,tiến hành phun thuốc khử trùng tiêu độc 2 lần/tuần.
Ông Nga cho biết: "Đặt hết kỳ vọng vào lứa gà tết này nên ngoài tăng đàn 3000 con, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, thời gian này gia đình tôi còn tập trung chăm sóc đàn gà để kịp xuất bán trong dịp tết. Để đàn gà phát triển khỏe mạnh và không mắc các bệnh thường gặp trong thời tiết giá rét như: cúm gà, tụ huyết trùng..., gia đình tôi đã tăng cường bổ sung các loại vitamin khoáng chất, chia khẩu phần ăn cho gà ra thành nhiều bữa, nhằm tăng sức đề kháng cho đàn gà".
Để chuẩn bị tốt cho vụ gà Tết, ngoài chú trọng chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, người chăn nuôi cũng hết sức quan tâm đến lựa chọn con giống chất lượng, dễ tiêu thụ. Theo người chăn nuôi tại xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên, giống gà năm nay được người dân chọn nuôi chủ yếu là giống gà mía và gà lai hồ. Đây không chỉ là những giống gà dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà còn cho chất lượng thịt săn chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng.
hinh 2
giống gà lai Hồ và gà cỏ Mía là lựa chọn ưu tiên của nhiều hộ dân vì dễ nuôi, nhanh lớn, ít dịch bệnh, thị trường ưa chuộng.
Phát huy lợi thế vùng đất cát khô ráo, vườn rộng, nhiều năm qua bà con nhân dân xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên đã phát triển chăn nuôi gà thả vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Phan Xuân Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Hoà, huyện Cẩm Xuyên thông tin:  Đến nay, tổng đàn gà đã đạt 200.000 con, lớn nhất huyện Cẩm Xuyên. Chăn nuôi gà trải đều trên tất cả các thôn của xã, nhưng tập trung nhiều nhất ở các thôn: Phú Hòa, Bắc Hòa.... Toàn xã có khoảng 10 mô hình có quy mô trên 3.000 con/lứa, gần 150 mô hình từ 200 - 500 con/lứa, trong đó có 22 hộ đang chăn nuôi theo mô hình VietGAP.  Các giống gà được bà con lựa chọn nuôi hiện nay là gà lai Hồ và gà cỏ Mía. Đây là những giống gà rất phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng đất cát ven biển, dễ nuôi, dễ bán vì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hiện tại, chính quyền địa phương đang tích cực hỗ trợ bà con trong việc liên kết tiêu thụ, tăng cường quảng bá thương hiệu nên hy vọng dịp Tết Nguyên đán sức tiêu thụ tăng và giá bán sẽ cao hơn để có thêm nguồn thu nhập và  mang đến cho người dân cái tết ấm no hơn. 
Cuối năm, dịp tết là vụ chính nên không chỉ người chăn nuôi gà mà hầu như các gia súc, gia cầm khác cũng được người dân tăng đàn với kỳ vọng bán nhiều, thu lợi lớn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm người chăn nuôi sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết diễn biến thất thường, việc tăng đàn, tái đàn cũng như giao thương mua bán vận gia súc, gia cầm sẽ tăng, tạo cơ hội cho dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm bùng phát, tiềm ẩn nguy cơ lây lan ra diện rộng.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo bà con phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chú trọng tiêm vắc-xin phòng dịch đầy đủ, tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên. Khi phát hiện dịch bệnh thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, không để dịch bệnh lan ra diện rộng.
Cùng với đó, cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Ngoài thức ăn công nghiệp, người chăn nuôi cần linh hoạt tận dụng sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp sẵn có để giảm chi phí chăn nuôi, không sử dụng thức ăn kém chất lượng, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi... để bảo đảm chất lượng sản phẩm khi xuất bán. Người chăn nuôi cần cập nhật thông tin về tình hình thị trường các sản phẩm chăn nuôi trong và ngoài tỉnh để chủ động sản xuất, đón đầu thị trường, bảo đảm đạt hiệu quả cao./. 
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Hôm nay44,506
  • Tháng hiện tại703,833
  • Tổng lượt truy cập93,081,497
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây