Ảnh minh họa
1. Làm giảm chức năng phổi
Năm 2013, nhóm chuyên gia Hà Lan đã thực hiện một nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy, béo bụng là thủ phạm làm giảm chức năng phổi. Có 284 người Hà Lan được mời tham gia trong nghiên cứu này. Thông thường, so với nhóm người khỏe mạnh không hút thuốc và những người có vòng bụng bình thường thì những người béo bụng có dung tích phổi hay chỉ số phế dung (spirometry) rất thấp, khả năng hô hấp kém hơn so với nhóm người bình thường. Và lâu dài chức năng phổi bị hạn chế, đường khí thở bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ mắc mắc nhiều loại bệnh mạn tính, đặc biệt là hen suyễn.
2. Thoái hóa động mạch
Năm 2012, các nhà khoa học cũng đã hoàn tất nghiên cứu về mối tương quan giữa béo bụng và tỷ lệ mắc bệnh béo nội tạng với nguy cơ thoái hóa động mạch. Kết quả, các nhà khoa học phát hiện thấy những người béo phì nói chung và béo bụng nói riêng và cả những người có cơ thể nặng nề, bụng bự thì cứ tăng 0,1 điểm béo bụng so với chiều cao cơ thể thì tình trạng thoái hóa động mạch lại càng tồi tệ hơn, xu hướng này thể hiện rất rõ ở nhóm béo nội tạng. Thoái hóa động mạch còn là căn bệnh nan y dẫn đến nhiều mối nguy cho cơ thể nhất là bệnh đột quỵ và bệnh tim.
3. Làm giảm khả năng điều tiết đường huyết
Béo nội tạng, dạng béo bụng thường thấy ở nhóm người béo phì. Ở những người này cơ thể sản xuất quá nhiều các loại hormone gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống chuyển hóa. Khi các loại hormone này quá tải sẽ làm thay đổi các thụ thể insulin trong cơ thể, làm giảm quá trình kiểm soát đường huyết và cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường. Mối nguy hiểm béo bụng ở phụ nữ và đàn ông cũng không đồng nhất. Ví dụ, phụ nữ bụng bự thì tỷ lệ mắc bệnh mỡ máu cao, rủi ro chết vì bệnh tim mạch cao gấp 5 lần hay tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật cao gấp hai lần so với người bình thường. Ngoài ra, nếuphụ nữ béo bụng thì có thể gặp khó khăn khi mang thai, sinh đẻ và mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần so với nhóm phụ nữ có trọng lượng bình thường.
4. Gia tăng bệnh suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer
Tạp chí Annals of Newnology của Mỹ vừa công bố nghiên cứu do các chuyên gia ở Hiệp hội khoa học Thần kinh Mỹ (ANA) thực hiện cho thấy, những người béo phì, đặc biệt là béo bụng hay nhóm người có tỷ lệ vòng bụng to hơn vòng mông là nhóm người có dung lượng não thấp và sớm mắc bệnh thoái hóa, suy giảm trí nhớ, đặc biệt là rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
5. Tăng mỡ máu (Cholesterol)
Béo nội tạng tạo ra nhiều mỡ quấn quanh ruột, trong bộ phận nội tạng và chính các mỡ này đã tạo ra các axít mỡ tự do trong cơ thể và cuối cùng tạo ra nhiều cholesterol xấu (LDL) và triglyceride. Ngoài ra, các axít béo tự do này còn làm giảm cholesterol tốt (HDL) hay còn gọi là mỡ máu tốt. Và cùng với hiện tượng thoái hóa động mạch, các hiệu ứng từ cholesterol gây ra sẽ đẩy nhanh quá trình gây bệnh tim, cao huyết áp, đột quỵ và nhiều chứng bệnh nan y khác mà chính người trong cuộc cũng chưa lường hết.
* Làm gì để giảm mỡ bụng?
Chẳng ai muốn béo bụng, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, song để duy trì trọng lượng hợp lý, giảm béo nội tạng, giảm thiểu bệnh tật thì nên áp dụng một số giải pháp sau:
- Duy trì lượng calo phù hợp với nhu cầu cơ thể. Ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Không được bỏ bữa sáng.
- Chọn những thực đơn hợp lý có lợi cho sức khỏe, hạn chế mỡ, đường, chất béo, muối.
- Ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn quá muộn.
- Tăng cường luyện tập, duy trì cuộc sống vận động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại.
- Uống nhiều nước.
- Ngủ đủ.
- Hạn chế đồ uống có cồn, caffein, tránh xa thuốc lá.
- Giải trừ stress, sống vui, sống khỏe và tăng cường giao tiếp cộng đồng.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã