Học tập đạo đức HCM

Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan

Thứ sáu - 29/01/2016 01:55
(Thủy sản Việt Nam) - Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt vào ban đêm. Dưới đây là các khuyến cáo của Soraphat Panakorn (Aquaculture Asia Pacific, Novozymes Biologicals, Thái Lan) về quản lý ao tôm với người nuôi và cán bộ thực hiện quan trắc môi trường trong nuôi tôm.

pH

pH trong ao thay đổi chủ yếu do các ion trong nước và hoạt động của thực vật phù du (TVPD). Ban đêm hoạt động của TVPD thấp làm pH giảm. Tôm sẽ lột xác sớm khi pH < 8,3 và pH thấp làm tăng độc tính của H2S. Nếu pH ban ngày và ban đêm chênh nhau 1 sẽ làm tôm yếu, dễ stress. Để ổn định pH trong ao nuôi, nên kiểm tra pH vào lúc 9 giờ tối và độ kiềm cần đạt từ 100 mg/l. Người nuôi phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm, ít nhất 3 - 4 ngày/lần. Ban đêm, khi tôm không lột xác nên bổ sung vôi để nâng độ kiềm... 

 

Nhiệt độ

 Nhiệt độ nước ao ban đêm thường thấp hơn ban ngày. Do nhiệt được giải phóng chậm từ bề mặt nước ao tạo phân tầng nhiệt độ, cản trở sự hòa trộn ôxy trong nước. Khi nhiệt độ giảm, tôm yếu có xu thế chuyển vào vùng bùn, tiếp xúc với khí độc H2S, vi khuẩn gây bệnh và hoạt động ít hơn. Khi nhiệt độ giảm 10C trao đổi chất của tôm sẽ giảm khoảng 10%. Để giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, người nuôi phải chạy sục khí để ngăn sự phân tầng nhiệt trong ao và giữ đáy ao sạch có ít chất hữu cơ bằng chế độ cho ăn hợp lý. Tránh cho tôm ăn ban đêm.

kiểm tra tôm nuôi ở thái lan

 

Ôxy hòa tan

Ôxy trong ao được tạo từ hai nguồn là sục khí và quang hợp. Ôxy sẽ cao vào ban ngày, giảm dần vào ban đêm và thấp nhất vào nửa đêm. Vào ban đêm, khi ôxy giảm, tôm sẽ giảm hoạt động, phần lớn tôm sẽ nằm đáy và những con tôm cần ôxy cao hơn thường cố gắng bò dọc bờ ao. Khi ôxy đủ, phần lớn tôm sẽ bơi khắp trong ao. Ban đêm, hoạt động quang hợp ngừng, thiếu ôxy dễ xảy ra. Để duy trì ôxy, sục khí liên tục là cần thiết. Hàm lượng ôxy hòa tan trong ao tối ưu là 4 ppm lúc 4 giờ sáng được đo cách đáy 30 cm, cách bờ 3 m. Thiếu ôxy làm H2S cao hơn, các khí độc khác được giải phóng, vi khuẩn gây bệnh phát triển, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, khiến tôm sau lột xác dễ chết. Cần thường xuyên kiểm tra và duy trì ôxy hòa tan tối ưu trong ao. Người nuôi có thể tính khái quát cứ 400 kg tôm trong ao cần 1 "mã lực" sục khí. Khối lượng tôm trong ao có thể tính dựa trên mật độ thả, tỷ lệ sống, trọng lượng tôm và phần trăm thức ăn tiêu tốn mỗi ngày.

 

H2S

H2S có mùi thối, hiện diện khi thừa vật chất hữu cơ và thiếu ôxy trong ao. H2S gây thiệt hại cho người nuôi cá, tôm nhiều hơn các tác nhân khác gây ra. Chúng gây độc cho tôm và động vật thủy sinh khác ở nồng độ 0,02 ppm. Trong khi NH3, NO2 chỉ gây độc khi ở nồng độ cao hơn rất nhiều lần. Khi nhiệt độ, pH và ôxy thấp, H2S dễ tăng cao gây độc cho tôm. Ảnh hưởng nhẹ của H2S làm tôm yếu, dễ nhiễm bệnh. Nồng độ cao dẫn đến tôm chết đột ngột. Khi có các điều kiện bất lợi khác như mưa nhiều, gió mạnh, thiếu sục khí, khi lột xác và tảo tàn thì sáng hôm sau người nuôi sẽ thấy tỷ lệ tôm chết cao. Để đối phó với khí độc, cần duy trì pH ổn định, khoảng 7,8 - 8,1. Không được cao hơn vì tôm sẽ bị độc do NH3. Luôn luôn duy trì ôxy tối ưu, xử lý bùn đáy tốt.  Người nuôi có thể dùng vi sinh để kiểm soát H2S và quan trắc ao nuôi vào ban đêm cũng rất quan trọng.

quản lý môi trường ao nuôi tại thái lan

Kiểm tra tôm nuôi ở Thái Lan - Ảnh: fishfarminginternational

 

Thực vật phù du

Khi khoáng chất trong ao thấp, TVPD không đủ khoáng hoạt động, tôm sẽ chết vào sáng hôm sau và khi kiểm tra pH sẽ thấy pH thấp hơn hôm trước 0,3 - 0,5. Khi đó, có thể dự đoán trong vòng 2 ngày tới sẽ xảy ra hiện tượng tảo tàn. Khi tảo tàn, pH và ôxy hòa tan sẽ giảm đột ngột, chất hữu cơ trong ao tăng, các vi sinh vật gây bệnh bùng phát, lượng lớn khí độc tăng. Các thay đổi này sẽ gây hại đến tôm nuôi. Khi đó, cần bổ sung khoáng cho tôm vào ban đêm, cho TVPD nên bổ sung vào buổi sáng. Để ngăn ngừa tảo tàn, cần duy trì tỷ lệ khoáng hợp lý trong ao, kiểm tra thường xuyên các chất khoáng Ca, Mg, P. Xử lý nhanh, kịp thời khi có dấu hiệu tàn của TVPD là rất quan trọng, đặc biệt sau các trận mưa lớn.

 

Hoạt động của tôm

Lột xác của tôm có liên quan đến pH. pH thích hợp cho tôm lột xác là 7 - 8, nếu pH > 8,3 tôm sẽ chờ khi pH giảm thấp hơn mới lột xác. Khi tôm lột xác nhu cầu ôxy gần gấp đôi, sau lột xác khoảng 3 - 4 giờ vỏ tôm mới cứng. Hiện tượng giảm ăn vào bữa chiều là dấu hiệu tôm chuẩn bị lột xác. Nếu sau lột xác mà vỏ mềm, tôm sẽ chết rất nhanh. Vì vậy, người nuôi cần chú ý đến độ kiềm và khoáng chất trong ao nuôi. Chúng ta có thể ước tính khoảng thời gian giữa hai lần lột xác của tôm dựa vào đo chiều dài (cm) của tôm từ gai đuôi đến chủy. Ví dụ, chiều dài tôm là 7 cm tức tôm sẽ lột xác trong 7 - 8 ngày tới.

Người nuôi phải phát hiện việc giảm ăn của tôm, tăng cường sục khí ban đêm khi tôm lột xác, và đảm bảo không có H2S trong ao. Có thể dùng chế phẩm vi sinh, bổ sung khoáng chất khi tôm lột xác, mật độ cao, độ muối nước ao thấp. Độ kiềm nên duy trì mức 120 mg/l. Buổi sáng sau đêm lột xác, nên quan sát tôm và kiểm tra chất lượng nước ao. Nếu thấy có tôm còn mềm vỏ hoặc tôm chết, hoặc độ kiềm giảm đột ngột hơn 20 mg/l hoặc pH giảm 0,3 - 0,5 so với ngày trước đó, người nuôi cần bổ sung khoáng chất ngay lập tức.

 

Quản lý ao nuôi ban đêm

Khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng là rất quan trọng, các vấn đề với tôm nuôi thường bắt đầu xuất hiện ở khoảng thời gian này. Khi đó, tôm yếu sẽ nổi mặt ao vì tác động gây stress của môi trường. Vì vậy, cần có cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trách nhiệm, đáng tin cậy trực ao nuôi tôm hàng đêm. Người trực phải kiểm tra hoạt động của tôm, hoạt động của sục khí, đo ôxy hòa tan, đặc biệt khi TVPD giảm, khi tôm lột xác, khi có mưa to và khi thay nước mới.

Phạm Anh Tuấn (Biên dịch) 
Thủy sản Việt Nam
 Tags: nuôi tôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,005
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại790,306
  • Tổng lượt truy cập93,167,970
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây