Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ trong khai thác: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

Thứ bảy - 13/08/2016 12:09
(Thủy sản Việt Nam) - “Chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác thủy sản (KTTS) là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao giá trị, góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững”. Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tại Hội nghị chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong KTTS do Bộ NN&PTNT tổ chức vừa qua tại TP Quy Nhơn (Bình Định).

Nhiều công nghệ được chuyển giao, áp dụng

Theo Tổng cục Thủy sản, trữ lượng nguồn cá nổi lớn ở vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ khoảng 1,2 triệu tấn/năm, khả năng khai thác khoảng 460.000 tấn. Toàn vùng có 45.789 tàu cá, trong đó, hơn 90% số tàu cá được trang bị các thiết bị tối thiểu, như: Tời ma sát, cẩu, la bàn, máy định vị vệ tinh, máy thông tin liên lạc… Hầu hết tàu cá của ngư dân đều là tàu vỏ gỗ, công suất dưới 90 CV chiếm đến 66,4% tổng số tàu cá, khả năng chống chịu thời tiết xấu hạn chế. Gần đây, nhờ có các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước, ngư dân đã được vay vốn đóng tàu công suất lớn hơn. Hiện, trong vùng có 5.643 tàu cá lắp máy công suất trên 400 CV trở lên. Đáng chú ý là công nghệ, thiết bị tiên tiến trên thế giới đã được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả tại khu vực miền Trung và Đông Nam bộ.

Về tàu cá, hiện một số cơ sở đóng tàu như: Đại học Nha Trang, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã bước đầu ứng dụng một số phần mềm trong thiết kế vỏ tàu và kỹ thuật mới trong thi công, chế tạo tàu vỏ thép, vỏ composite, tăng độ bền, tiết kiệm vật liệu. Nhiều đơn vị cũng đã nghiên cứu, cải hoán tàu lưới vây mạn sang lưới vây đuôi và được chuyển giao cho ngư dân tỉnh Tiền Giang sản xuất thử nghiệm bước đầu mang lại hiệu quả. Thiết bị điện, điện tử như: Máy đo sâu - dò cá, máy định vị, máy dò ngang, ra đa hiện đại… cũng đã được ngư dân các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... áp dụng phổ biến. Đặc biệt, tại Bình Định, ngư dân sử dụng máy thu - thả câu cá ngừ đại dương do Nhật Bản chuyển giao đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

chuyển giao công nghệ câu cá ngừ nhật bản cho ngư dân

Chuyển giao công nghệ và thiết bị câu cá ngừ của Nhật Bản cho ngư dân Bình Định - Ảnh: TS

Nhiều loại ngư lưới cụ hiện đại cũng đã được chuyển giao cho ngư dân các tỉnh, trong đó, mẫu lưới vây cải tiến khai thác cá ngừ đã được Viện Nghiên cứu Hải sản thử nghiệm và chuyển giao cho một số tàu cá của tỉnh Bình Định, Tiền Giang, Cà Mau. Thực tế cho thấy, mẫu lưới này phù hợp, có thể áp dụng tại các tỉnh trong khu vực để khai thác cá ngừ đại dương (chủ yếu là cá ngừ vằn) ở vùng biển xa bờ. Ngoài ra, còn nhiều mẫu lưới rê hỗn hợp của Trung Quốc sử dụng để khai thác cá dưa, cá đổng, cá ngừ, cá chim; lồng bẫy ghẹ, bạch tuộc, cá chim... du nhập từ Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc. Nghề câu cá ngừ đại dương du nhập từ Nhật Bản, Đài Loan và tiếp tục được cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất. Công nghệ này đã được áp dụng hiệu quả tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Thiết bị tập trung cá cũng đã được sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ. Công nghệ, thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, như: Thiết bị xử lý, sơ chế sản phẩm; bể hạ nhiệt nhanh; hệ thống làm lạnh thấm; hầm bảo quản sản phẩm bằng vật liệu mới; hệ thống bảo quản bằng nước biển đã được chuyển giao, ngư dân các tỉnh áp dụng phổ biến mang lại hiệu quả cao.

 

phó chủ tịch ubnd tỉnh bình định trần châu>> Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu: “Để đạt được kết quả như mong muốn, ngoài sự nỗ lực của các tỉnh, Bộ NN&PTNT cần hỗ trợ các địa phương hoàn thiện cơ sở hạ tầng hậu cần nghề cá. Cung cấp thông tin về ngư trường xa bờ và cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới, tổ chức đào tạo tập huấn chuyển giao cho cán bộ ngành nông nghiệp, ngư dân để áp dụng hiệu quả. Hỗ trợ các tỉnh thực hiện có hiệu quả Nghị định 67 Chính phủ”.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ông Vũ Duyên Hải, Vụ Phó vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản) cho rằng, hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong KTTS khu vực Nam Trung bộ và Đông Nam bộ đã được quan tâm hơn, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy vậy, mức độ thành công vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do thiếu tính đồng bộ và chất lượng của hệ thống thiết bị, công nghệ và sự hạn chế về kỹ năng vận hành của người sử dụng. Quản lý chuỗi giá trị trong KTTS còn nhiều bất cập, chưa minh bạch, rõ ràng và thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, nên tình trạng ép cấp, ép giá vẫn xảy ra phổ biến đã kìm hãm sự đầu tư phát triển sản xuất của ngư dân. Hệ thống thông tin khoa học công nghệ ở cơ sở còn yếu kém, năng lực chuyển giao công nghệ còn hạn chế.

Theo ông Vũ Duyên Hải, để tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nghề KTTS từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu, cần phải cập nhật và phát hành các bản đồ phân bố đàn cá theo mùa, theo tháng ở các vùng biển; sử dụng tàu cá bằng vật liệu mới, thiết kế phù hợp với các ngành nghề của ngư dân. Đối với ngư lưới cụ và công nghệ khai thác, cần sử dụng lưới dệt không rút để chế tạo lưới vây dài 1.200 - 1.500 m, cao 150 - 200 m trên tàu lưới vây để khai thác cá ngừ đại dương. Vàng lưới có thể mua nguyên bộ từ Nhật Bản, Hàn Quốc… hoặc thi công trong nước dựa trên các bản vẽ thiết kế của nước ngoài và sử dụng kỹ thuật câu cá ngừ ở tầng nước sâu 100 - 300 m để khai thác cá kích thước lớn… Đối với hoạt động sơ chế, bảo quản, tiếp tục áp dụng các thiết bị làm cá chết nhanh, nâng cấp cải tạo lại hầm bảo quản, đảm bảo nhiệt độ phù hợp.

Tham luận của các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận… cho thấy, việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong KTTS là hướng đi đúng và là giải pháp quan trọng để các tỉnh nâng cao giá trị gia tăng, hạn chế rủi ro trên biển, góp phần thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nghề thủy sản. Tuy nhiên, các tỉnh nói trên cũng thừa nhận công tác chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong KTTS vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải phân tích đúng thực trạng và có giải pháp khắc phục.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao công tác chuyển giao, ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tế trong thời gian qua, đồng thời yêu cầu Tổng cục Thủy sản cùng UBND các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ và Đông Nam bộ cần phải đánh giá lại công tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong KTTS cho ngư dân. Trên cơ sở đó, đúc kết kinh nghiệm, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm tổ chức sản xuất phù hợp để chuyển giao cho ngư dân. Xem đây là giải pháp quan trọng trong tái cơ cấu ngành thủy sản.

>> Nhờ chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản, ngư dân các địa phương được vay vốn đóng tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới, vỏ gỗ có kích thước lớn hơn, công suất máy lớn, có khả năng chịu được sóng, gió tốt, hoạt động an toàn, dài ngày trên biển. Bên cạnh đó, tàu cá cũng được trang bị máy móc và thiết bị hiện đại hơn như máy dò ngang, ra đa, máy thông tin tầm xa, máy thu lưới dẫn động bằng thủy lực…

Phạm Tiến Sỹ
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập527
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,793
  • Tổng lượt truy cập92,036,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây