Học tập đạo đức HCM

Chanh Đào – cây trồng mới, hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao tại Hà Tĩnh

Thứ năm - 11/08/2016 09:07
Chúng tôi về với vùng đất đồi núi xã Mỹ Lộc - Huyện Can Lộc - Tỉnh Hà Tĩnh những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, cái nóng vùng núi như đốt cháy từng bộ phận cơ thể. Nhưng khi đặt chân đến với vườn cây ăn quả với một màu xanh mướt của cây lá và quả trên cành trĩu nặng của hộ gia đình chị Phạm Thị Thu – thôn Đô Hành dường như mọi mệt nhọc và nắng nóng đã không còn.

Đi vào tìm hiểu chúng tôi được chị cho biết gia đình chị khi mới vào lập nghiệp nơi này chỉ là vùng đất hoang với những cây dại mọc um tùm, không đường đi lối lại. Thế nhưng vợ chồng chị không nản chí, với quyết tâm “có sức người sỏi đá cũng thành cơm” chị cùng chồng đã nỗ lực hết sức mình để biến nơi đây thành một vườn cây ăn quả xanh tươi như ngày hôm nay.

 Ngoài việc xác định cam là cây trồng chính trong vườn thì chị còn mạnh dạn tìm những loại cây ăn quả mới, cho hiệu quả kinh tế cao mà trên địa bàn Hà Tĩnh chưa có. Sau một thời gian tìm hiểu, chị thấy việc phát triển cây chanh đào rất có tiềm năng. Biết thế, xác định là thế nhưng việc phát triển một loại cây ăn quả hoàn toàn mới chưa có trên địa bàn là một thử thách lớn đối với gia đình chị. Bởi lẽ, cây chanh đào phải từ 3 – 4 năm sau mới cho thu hoạch, liệu khi đó có hiệu quả hay không, hay lại làm lỡ mất diện tích đất vì thời gian quá dài?  Sau nhiều lần đắn đó suy nghĩ, chị đã quyết định trồng thử nghiệm loại giống cây ăn quả mới này.

Vợ chồng trẻ bắt đầu lập nghiệp với rất nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về kinh tế nhưng anh chị luôn động viên nhau cố gắng, lao động chăm chỉ trên vùng đồi núi hoang vu. Anh chị không ngần ngại lặn lội ra tận Hà Nội để tìm giống chanh đào như mong muốn. Năm đó chị đã mua được 30 cây để về trồng. Thời gian thấm thoắt trôi, đất không phụ người, chanh đào cũng là một cây trồng dễ tính và rất phù hợp với vùng đất Can Lộc đầy nắng gió nên phát triển nhanh và sau 3 năm đã bắt đầu cho thu hoạch. Năm nay đã là năm thứ 2 chị thu hoạch chanh đào để bán. Chị vừa cắt một quả chanh đào trên cây vừa cười vui chia sẻ: “Chỉ 30 cây chanh đào thôi nhưng đã cho gia đình chị thu nhập từ 35 – 40 triệu đồng/mùa đó các em à, hiệu quả hơn hẳn so với trồng chanh thường của chúng ta. Mỗi kg chanh thường vào mùa hiện tại chị chỉ bán được từ 8.000 – 10.000 đồng/kg nhưng chanh đào chị lúc nào cũng bán với giá 50.000 đồng/kg. Năng suất chanh đào không hề thua kém chanh thường”. Chị còn hóm hỉnh nói: “Biết thế ngày đó chị mạnh dạn trồng cả vườn chanh đào, không trồng chanh thường nữa thì giờ có lẽ kinh tế cũng khá hơn rồi”. Hỏi về tương lai chị có phát triển thêm diện tích trồng chanh đào nữa không thì chị cho biết chị đang đợi vườn tràm của chị cho thu hoạch là chị sẽ dành hẳn 2ha phát triển trồng chanh đào.

 

Chanh đào được biết đến như một vị thuốc quý. Quả chanh đào to, vỏ mỏng, mọng nước, mùi thơm, có màu vàng, tinh dầu nhiều, ruột màu hồng đào, vị chua dịu và rất thơm. Ngâm mật ong, đường phèn giúp trẻ em tăng sức đề kháng và trị ho nhẹ khi trời trở lạnh. Nước cốt chanh dùng để pha với đường làm nước giải khát vào những ngày nắng nóng hay đi lao động nặng về. Lá cây chanh là một thành phần phổ biến trong nồi nước xông của dân tộc Việt Nam ta. Rễ cây chanh cắt lên phơi khô dùng với rễ cây dâu để chữa ho…. Với đặc điểm sinh trưởng phù hợp với đất trồng cây ăn quả trên địa bàn Hà Tĩnh và với những lợi thế cạnh tranh lớn, bà con làm vườn có thể xem đây là một hướng đi mới trong phát triển cây ăn quả để nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

Tạm biệt chị Thu, tạm biệt vườn chanh đào tuy vẫn còn ít của gia đình chị nhưng màu xanh dịu mát của cành lá xua đi cái nóng bức mùa hè và màu hồng đào nhẹ nhàng tươi sáng của quả chanh đã làm cho chúng tôi thấy một tương lai mới đang hé mở cho nghề trồng cây ăn quả của Hà Tĩnh, một trong những địa phương được biết đến với nhiều loại cây ăn quả đặc sản quý hiếm./.
Theo Thái Thơm/sonongnghiephatinh.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại70,674
  • Tổng lượt truy cập92,448,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây