Học tập đạo đức HCM

Ða dạng sinh học gia cầm

Thứ năm - 07/10/2021 10:50
Bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm. Hội đồng Gia cầm quốc tế (IPC) đã cam kết phát triển bền vững qua Tuyên bố Sao Paulo. Trong đó, IPC ưu tiên 5 mục tiêu phát triển bền vững. Một trong số những ưu tiên này là “không còn nạn đói”. Ðó là một mục tiêu quan trọng và một trong số nhiều chiến lược mà chúng ta đang áp dụng là đa dạng sinh học, nhằm thúc đẩy những hãng sản xuất giống gia cầm mang lại cho người chăn nuôi nhiều sự lựa chọn hơn ở thời điểm hiện tại và tương lai.

JAN HENRIKSENÐa dạng sinh học, theo nghĩa bao quát nhất là sự sống trên trái đất. Khi được áp dụng vào lĩnh vực giống gia cầm, đa dạng sinh học gồm tìm kiếm một vốn gen rộng lớn và đa dạng để cung cấp cho người chăn nuôi nhiều sự lựa chọn về con giống phù hợp với từng vùng khí hậu, điều kiện phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu. Sự đa dạng di truyền học giúp các công ty gia cầm có khả năng cung cấp nguồn thực phẩm bền vững với giá cả phải chăng cho các cộng đồng địa phương.

COVID-19 là ví dụ gần đây nhất về tương lai thay đổi nhanh chóng và khó lường ra sao. Khi người dân chỉ ở trong nhà suốt đại dịch thì những xu hướng mới như đặt mua thực phẩm qua mạng và dịch vụ vận chuyển tại nhà tăng cao. Các gia đình dành thời gian quây quần bên bàn ăn tại gia đình nhiều hơn trước, ít ra nhà hàng hơn. Dịch vụ cung cấp các bữa ăn qua mạng đã bùng nổ và được kỳ vọng tiếp tục phát triển sau đại dịch.

Ðại dịch đã làm xuất hiện sự thay đổi về thị hiếu đến phương thức tiêu dùng, đây là cơ sở để các công ty gia cầm cần nhanh nhạy hơn nhằm bắt kịp xu hướng thị trường, tiếp tục đổi mới và tiến về phía trước. Chúng ta đã rút ra được bài học giá trị, đó là để duy trì cạnh tranh, ngành công nghiệp gia cầm phải luôn bám sát thị trường nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh nhất và thực hiện sự thay đổi linh hoạt khi cần thiết. Trong ngành gia cầm, điều này đồng nghĩa với khả năng cung cấp đúng sản phẩm, đúng thị trường và đúng thời điểm.

Hiện, số lượng những người tiêu dùng thông thái ngày càng tăng. Họ muốn thực phẩm tốt cho sức khỏe, đối với sản phẩm thịt, họ muốn biết động vật được đối xử và chăm sóc ra sao, có trách nhiệm với môi trường không. Mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn dẫn đến nguy cơ lan truyền cả những thông tin thất thiệt, gây áp lực lên ngành gia cầm phải hỗ trợ việc giáo dục cộng đồng bằng dữ liệu và thông tin dựa trên cơ sở nghiên cứu, đồng thời vẫn cung cấp thực phẩm đáp ứng được yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Chiến dịch Broiler ASK hay Cam kết cải thiện nguồn cung sản phẩm gia cầm đã khởi xướng các yêu cầu về quản lý và sản xuất giống gia cầm, ví dụ tập trung phát triển các giống lớn chậm hơn nhắm vào phân khúc thị trường hữu cơ. Do đó, giống gia cầm cần phải đa dạng, gồm cả những giống truyền thống và giống lớn chậm hơn, luôn tìm kiếm những sự lựa chọn mới để đáp ứng yêu cầu và thị hiếu mới. TS. David MacDonald, Ðại học Oxford từng nói: Không có sự đa dạng sinh học, loài người cũng không có tương lai. Chắc chắn đa dạng sinh học và di truyền là yếu tố quan trọng cho sự bền vững, đồng thời giúp ngành gia cầm thực hiện trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. 

Jan Henriksen

CEO Công ty Giống gia cầm Aviagen

(Nguồn: nguoichannuoi.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay39,182
  • Tháng hiện tại770,535
  • Tổng lượt truy cập91,944,264
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây