Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Long An về việc hỗ trợ giá lúa giống và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho nông dân trong vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng gặp khó khăn trong sản xuất lúa của tỉnh nhằm hướng đến mục tiêu trong năm 2021 sẽ có 70% diện tích trồng lúa sử dụng nguồn giống tốt và ít nhất 4% diện tích canh tác ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với các huyện có liên quan tổ chức triển khai thực hiện một số hoạt động.
Mô hình hỗ trợ giá lúa giống xác nhận cho các vùng lúa chất lượng cao sẽ được triển khai thực hiện ở 12 huyện và thị xã, với mục tiêu là định hướng cho nông dân ứng dụng giống lúa xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong canh tác. Tổng diện tích thực hiện là 2.905 ha cho 83 mô hình; trong đó mỗi mô hình có diện tích từ 30 - 35 ha, mỗi hộ tham gia mô hình có diện tích từ 0,5 - 3 ha, lượng giống gieo sạ là không quá 100 kg/ha. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 50% giá lúa giống cấp xác nhận ở thời điểm hiện tại.
Mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP được thực hiện ở 07 huyện với tổng diện tích thực hiện là 210 ha (07 mô hình); trong đó, mỗi mô hình có diện tích từ 20 - 30 ha, mỗi hộ tham gia mô hình có diện tích từ 0,5 - 3 ha. Tham gia mô hình, nông dân sẽ được hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất; nhất là đẩy mạnh ứng dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, giảm sử dụng phân và thuốc BVTV hóa học nhằm cải tạo, nâng cao độ phì cho đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong đó, hỗ trợ 40% các chi phí như: mua giống lúa xác nhận, phân bón (phân hữu cơ bón gốc hoặc humic, phân đạm chậm tan), thuốc BVTV sinh học; chi phí thuê máy móc (máy sạ lúa theo cụm hoặc theo hàng hoặc máy cấy hoặc thiết bị bay không người lái để phun thuốc). Yêu cầu nông dân tham gia mô hình là phải tự nguyện, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan, ứng dụng đúng quy trình kỹ thuật khuyến cáo, ghi chép sổ sách và hạch toán đầy đủ hiệu quả sản xuất,…
Cuối tháng 9/2021, Trung tâm đã triển khai những bước đầu để thực hiện việc xây dựng mô hình. Qua quá trình triển khai nhận thấy lãnh đạo các địa phương cũng như bà con nông dân rất quan tâm và nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Đây sẽ tạo tiền đề cho các bước tiếp theo của chương trình, từng bước nâng cao trình độ sản xuất của nông hộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa và tiến đến sản xuất nông nghiệp ngày càng bền vững hơn trong thời gian tới./.
Vân Hạ/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;