Quá trình ôxy hóa chất béo trong thức ăn là một hiện tượng tự nhiên, quá trình này vẫn sẽ xảy ra cho dù có áp dụng các biện pháp phòng ngừa hay không. Trong thực tế, những biện pháp phòng ngừa này đều vì mục đích trì hoãn trạng thái ôxy hóa chất béo trong thức ăn khi đến vật nuôi ở mức thấp nhất. Việc làm này cũng để tránh làm sụt giảm lượng thức ăn mà con vật ăn vào, thường xảy ra ở vật nuôi ăn thức ăn bị ôxy hóa. Do đó, các nhà sản xuất cần phải xây dựng kế hoạch kiểm soát quá trình ôxy hóa trước khi tiến hành sản xuất, bắt đầu từ việc lựa chọn đúng loại thực liệu và sản phẩm phụ gia chống ôxy hóa thích hợp.
Các chất chống ôxy hóa thường được thêm vào dầu để phòng ngừa quá trình ôxy hóa trong thời gian bảo quản. Những loại phụ gia như vậy cũng được bổ sung vào thức ăn hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và premix có chứa hàm lượng chất béo và dầu cao. Về nguồn gốc, chất chống ôxy hóa có thể có nguồn gốc tự nhiên và từ tổng hợp. Các chất chống ôxy hóa phổ biến gồm có butylated hydroxytoluene, axit citric propyl gallate, Vitamin C, E. Những chất chống ôxy hóa tự nhiên được chiết xuất từ các loại gia vị và thảo mộc giàu polyphenol. Những sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ các loại gia vị như đinh hương, quế, kinh giới, thì là, tỏi và rau mùi; Hoặc chiết xuất từ thảo mộc như cây xô thơm, húng tây, kinh giới, ngải giấm, bạc hà, kinh giới và lá hương thảo. Một số chất tạo màu như như carotene, beta-carotene, astaxanthin, zeaxanthin, lutein và canthaxantin cũng có hoạt tính chống ôxy hóa.
Cần kiểm tra tình trạng ôxy hóa trong tất cả các nguồn chất béo. Tốt nhất là nên mua chất béo đã được bổ sung sẵn các chất chống ôxy hóa nếu điều kiện bảo quản không thuận lợi. Thức ăn thành phẩm cần được kiểm tra tình trạng ôxy hóa thường xuyên. Ngoài ra, cũng cần lấy mẫu từ các vị trí cho ăn (trong máng ăn) để đánh giá tình trạng ôxy hóa của thức ăn khi đã cung cấp đến cho vật nuôi.
Phân tích Peroxide là một chỉ số đánh giá tình trạng ôxy hóa có giá trị, nhưng nó chưa cung cấp được đầy đủ tất cả những thông tin cần thiết để đánh giá tình trạng ôxy hóa tổng thể trong thức ăn và chất béo. Người ta thường kết hợp với những xét nghiệm khác như: Phân tích anisidine, malonaldehyde và acid thiobarbituric (TBA). Để đánh giá trạng thái ôxy hóa một cách đầy đủ và tổng thể, nhà sản xuất cần phải kết hợp nhiều xét nghiệm khi phân tích mẫu.
Trong hầu hết mọi trường hợp, việc bổ sung một chất chống ôxy hóa duy nhất, không tốn kém và với liều thấp thường có thể đáp ứng được với điều kiện sản xuất thức ăn trong môi trường lạnh và được tiêu thụ trong vòng vài tuần sau khi sản xuất. Khi lưu trữ, vận chuyển và bảo quản lâu dài trong điều kiện thời tiết nóng hơn, với hàm lượng chất béo không ổn định cao, nhà sản xuất cần bổ sung chất chống ôxy hóa với liều cao hơn. Vì vây, có thể sử dụng 2 hoặc 3 chất chống ôxy hóa khác nhau để bổ sung tác dụng qua lại. Lưu ý, trước khi sử dụng, nên kiểm duyệt và xem xét cẩn thận liều lượng bổ sung phù hợp với đặc tính thức ăn.
Theo Thái Thuận/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã