Học tập đạo đức HCM

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi.

Thứ ba - 27/04/2021 08:22
Thực hiện đề án nuôi trồng thuỷ sản năm 2021, theo lịch thời vụ thời gian qua qua các hộ, cơ nuôi tôm trong tỉnh đã và đang thả giống nuôi vụ 1.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Thủy sản đến ngày 25/4/2021 toàn tỉnh đã thả nuôi 129 triệu con tôm giống với diện tích trên 406 ha. Công tác thả giống nuôi năm nay có nhiều khó khăn do tiếp tục ảnh hưởng của đại dịch covid19, công trình nuôi bị xuống cấp hư hỏng nhiều do hậu quả lũ lụt lớn năm 2020 để lại; giá con giống, thức ăn tăng cao… Mặt khác, thời tiết ngay từ đầu vụ nuôi cũng bất lợi, nắng nóng gay gắt nhiệt độ tăng cao, trong khi rất nhiều ao đầm nuôi của nông ngư dân chưa bảo đảm yêu cầu kỷ thuật, độ sâu mức nước, đầu tư cải tạo chưa đúng mức, nên từ đầu vụ đã có hiện tượng dịch bệnh rải rác xẩy ra trên tôm tại một số xã ở Thành phố Hà Tĩnh. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch vụ nuôi năm 2021, trên cơ sở hướng dẫn của ngành chuyên môn; xin lưu ý các hộ, cơ sở nuôi và sản xuất tôm giống trong tỉnh một số biện pháp phòng ngừa:

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo chỉ đạo của tỉnh tại chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 13/7/2020 về “Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nuôi trồng thủy sản thực hiện:

- Tôm giống (kể cả giống bố mẹ) trước khi lưu thông trên thị trường phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, được kiểm dịch theo quy định; có chất lượng phù hợp tiếu chuẩn công bố áp dụng.

- Thông báo với chính quyền cấp xã, cơ quan thú y địa phương trước khi đưa giống về sinh sản, ương dưỡng, thả nuôi để thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

- Các cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ lịch thời vụ, các quy định về nuôi tôm và phòng chống dịch bệnh; giống thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch theo quy định.

- Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống, nuôi trồng.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân vận chuyển lưu thông, sử dụng giống không đảm bảo chất lượng, không có kiểm dịch theo quy định, làm phát sinh dịch bệnh phải chịu xử lý theo pháp luật hiện hành.

2. Các cơ sở nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, cụ thể:

a. Đối với vùng chưa thả nuôi: Tuyển chọn con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, đã qua kiểm định không bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi (nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng) cần quan tâm tái kiểm định, kiểm dịch giống trước khi thả.

Trong vùng nuôi nên có diện tích ao chứa (lắng) chiếm từ 15 - 20% tổng diện tích mặt nước của cơ sở, vùng nuôi; bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu; có hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường. Ao nuôi phải có độ sâu đáy ao đến mặt bờ phải đạt tối thiểu 2,0 m; bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ. Cống cấp và thoát nước riêng biệt đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ. Cống cấp phải có lưới chắn lọc nước nhằm loại bỏ cá tạp, địch hại và cỏ rác khi cấp nước vào ao.

            b. Đối với vùng đã thả nuôi:

          - Quản lý thức ăn:  Chỉ chọn mua những loại thức ăn đảm bảo chất lượng nên chọn những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Khi mua phải kiểm tra bao bì còn nguyên vẹn, không bị ẩm ướt; còn hạn sử dụng và nhãn bao bì phải đúng theo công bố chất lượng. Không sử dụng thức ăn đã bị ẩm mốc, hết hạn sử dụng. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn để tránh tình trạng dư thừa thức ăn trong ao nuôi. Khi ao nuôi có hiện tượng nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa (có thể xác định bằng: đo độ trong của nước; kiểm tra bùn đáy ao có màu xám hoặc xám đen; bùn rời không liên kết, có mùi tanh, nếu nặng có mùi hôi, thối do chất hữu cơ phân hủy) phải điều chỉnh lượng thức ăn và có biện pháp xử lý nước ao thích hợp.

          - Sử dụng và bảo quản thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi tôm: Chỉ chọn những sản phẩm có trong danh mục thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học được phép lưu hành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Nên lựa chọn sản phẩm của các công ty có uy tín, bao bì còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng.

          - Quản lý môi trường

          + Tạo môi trường nuôi thích hợp và hạn chế các tác nhân làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm.

          + Các cơ sở nuôi tôm cần có ao lắng để chủ động nguồn nước cấp vào ao nuôi.

          + Quản lý dầu máy và thiết bị sử dụng dầu: Không để dầu thấm xuống đất và nước ao nuôi cũng như môi trường xung quanh.

          - Quản lý sức khỏe tôm

          + Không được di chuyển dụng cụ từ ao này sang ao khác. Phải sử dụng dụng cụ riêng cho từng ao, vệ sinh khử trùng trước và sau khi sử dụng, bảo quản đúng nơi quy định.

          + Đối với dụng cụ phải dùng chung (thiết bị kiểm tra môi trường,...) không được nhúng trực tiếp xuống ao mà phải dùng dụng cụ lấy nước riêng của từng ao để kiểm tra, sau khi kiểm tra được đổ ra kênh thoát.

          + Đối với công nhân: Có bảo hộ lao động sử dụng riêng và vệ sinh sạch sẽ; Công nhân được phân công làm việc ở ao, khu vực nào thì chỉ làm việc trong khu vực đó.

          + Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào khu vực nuôi tôm.

          + Vệ sinh cá nhân đúng nơi quy định.

          + Hạn chế tối đa việc ra vào khu vực cơ sở nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ ngoài vào khu vực, có khu vực khử trùng, tiêu độc trong khu vực ao nuôi. Đối với các cơ sở có diện tích nuôi lớn, phải sử dụng nhiều công nhân nên bố trí nơi ăn nghỉ cho công nhân trong khu vực nuôi.

          - Chế độ kiểm tra ao

          + Hàng ngày kiểm tra nước rò rỉ ở từng ao nuôi, không được làm bắn nước từ ao này sang ao khác hay nước từ kênh vào ao.

          + Kiểm tra sự xuất hiện cua, còng trong khu vực nuôi, nếu phát hiện thì phải loại bỏ ngay. Cua, còng phải gom lại và xử lý ở vị trí cách xa ao nuôi, ao lắng và kênh cấp.

          + Tôm chết phải được vớt, xử lý ở vị trí cách xa ao nuôi, ao lắng và kênh cấp.

          + Có biện pháp canh giữ để xua đuổi chim ăn tôm.

          + Không nuôi và không được để gia súc, gia cầm xâm nhập vào khu vực nuôi tôm.

          + Theo dõi các thông tin quan trắc cảnh báo về dịch bệnh trong khu vực để có biện pháp phòng ngừa thích hợp như: không thay nước, tăng tần suất kiểm tra, …

          + Hàng ngày:  Hàng ngày đi dọc bờ ao kiểm tra hoạt động bơi lội, bắt mồi của tôm, đặc biệt vào ban đêm và khi thời tiết thay đổi bất thường; Trong quá trình nuôi, kiểm tra ở các vị trí cho ăn để đánh giá lượng thức ăn hàng ngày; quan sát hình dáng bên ngoài, màu sắc, mảng bám trên tôm, thức ăn trong ruột…

          + Định kỳ: Tăng cường kiểm tra sức khoẻ tôm khi tôm giảm ăn, bơi lờ đờ, nổi lên mặt ao hoặc bơi xung quanh ao, tảo tàn, sau khi trời mưa to; những ngày trời âm u; nhiệt độ thấp; chất lượng nước xấu và những biểu hiện bất lợi khác như sự xuất hiện của chim ăn cá, cua, còng.

- Tập thể, cá nhân nuôi tôm cần thực hiện “3 không”: Không giấu dịch, không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và không xả bỏ tôm chết, tôm bệnh ra ngoài môi trường./.

 

         

Sỹ Công/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay17,589
  • Tháng hiện tại481,018
  • Tổng lượt truy cập83,537,013
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây