Học tập đạo đức HCM

Chỉ 3% hệ sinh thái trên Trái đất còn nguyên vẹn

Thứ sáu - 16/04/2021 23:03
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Forest and Global Change (không bao gồm Nam Cực), các nhà khoa học nhận định chỉ 3% diện tích đất trên thế giới vẫn còn nguyên vẹn về mặt sinh thái, với các quần thể động vật nguyên thủy khỏe mạnh và môi trường sống chưa bị xáo trộn.

Những vùng đất còn lại không bị xâm hại bởi các hoạt động của con người chủ yếu nằm trong các phần của rừng nhiệt đới Amazon và Congo, các khu rừng và lãnh nguyên phía đông Siberi và Bắc Canada, và sa mạc Sahara.

Thế giới đang trong cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, nhiều quần thể động vật hoang dã, từ sư tử đến côn trùng, đang lao dốc về số lượng cá thể, chủ yếu do mất môi trường sống. Một số nhà khoa học cho rằng đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên Trái đất đang bắt đầu và sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với thực phẩm, nước sạch và không khí.

Các phân tích trước đây thường xác định tình trạng các khu vực hoang dã dựa trên hình ảnh vệ tinh và ước tính rằng vẫn còn 20-40% bề mặt Trái đất ít bị ảnh hưởng bởi con người. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu mới lập luận rằng các khu rừng, thảo nguyên và lãnh nguyên khi nhìn từ trên cao thì trông có vẻ nguyên vẹn, nhưng trên thực tế nhiều loài sinh vật quan trọng trong các khu vực đó đã biến mất.

Ví dụ, loài voi phát tán hạt giống và tạo ra các khu vực quan trọng trong rừng, trong khi chó sói giúp kiểm soát quần thể hươu và nai sừng tấm. Hai loài này đã biến mất khỏi nhiều khu vực mà chúng từng tồn tại.

TS. Andrew Plumptre, tác giả chính của nghiên cứu, đã kết hợp hai bản đồ: Bản đồ về thiệt hại do con người gây ra với môi trường sống và bản đồ cho thấy những nơi động vật đã biến mất khỏi môi trường ban đầu của chúng hoặc số lượng còn lại quá ít, không đủ để duy trì một hệ sinh thái khỏe mạnh. Kết quả cho thấy, chỉ 3% diện tích đất trên thế giới vẫn còn nguyên vẹn về mặt sinh thái với các quần thể động vật nguyên thủy khỏe mạnh và môi trường sống chưa bị xáo trộn.

“Nếu tái sinh có mục đích các loài đã bị mất ở những khu vực mà tác động của con người vẫn còn thấp và giải quyết được các mối đe dọa với sự tồn tại của chúng thì tỉ lệ các khu vực sinh thái còn nguyên vẹn có thể trở về mức 20%”, ông Plumptre nói.

Ngoài ra, ông thừa nhận rằng con số 3% chỉ mang tính chất "ước tính tương đối". Nghiên cứu sử dụng bản đồ phạm vi sống của 7.000 loài từ Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế. Hầu hết dữ liệu là của động vật có vú nhưng cũng bao gồm một số loài chim, cá, thực vật, bò sát và lưỡng cư.

 BT/chinhohu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay21,025
  • Tháng hiện tại403,048
  • Tổng lượt truy cập90,466,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây