Học tập đạo đức HCM

Bệnh thường gặp trong trại đẻ - Tiêu chảy do E.coli

Thứ hai - 01/08/2016 21:24

1. Triệu chứng lâm sàng

 

Bệnh tiêu chảy trên heo con do E.coli có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0-5 ngày tuổi và 7-14 ngày tuổi.

 

Bệnh cấp tính

 

Dấu hiệu duy nhất có thể chỉ là một con lợn hoàn toàn khỏe mạnh được tìm thấy đã chết.  Da xung quanh hậu môn và đuôi sẽ bị ướt. Xung quanh chuồng là các dấu hiệu của phân heo tiêu chảy lỏng hoặc rất lỏng. Trong nhiều trường hợp nó có mùi khác biệt. Khi tiêu chảy tiến triển heo con trở nên mất nước, với đôi mắt sâu và da bủng beo. Phân tiêu chảy thường dính vào da của các con lợn con khác làm cho chúng có làn da từ trắng đến cam. Trước khi lợn con chết, có thể thấy dấu hiệu chân đạp như chèo thuyền và có bọt ở miệng.

 

Bệnh dưới cấp tính

 

Bệnh ở dạng dưới cấp cũng có các triệu chứng tương tự như trong bệnh cấp tính nhưng tác dụng trên heo con một cách chậm rãi hơn, kéo dài hơn và tỷ lệ tử vong có xu hướng thấp hơn. Đây là loại tiêu chảy thường thấy khoảng 7-14 ngày tuổi, biểu hiện bởi phân lỏng nhiều nước, màu từ trắng đến vàng cam.

 

2. Chẩn đoán phân biệt

 

Bức tranh tổng thể phải được xem xét khi thực hiện một chẩn đoán.

- Bùng phát đồng loạt và đột ngột của tiêu chảy trên nhiều ổ heo với triệu chứng tiêu chảy cấp tính và tử vong cao thì chẩn đoán đề nghị là TGE, dịch tiêu chảy (PED) hoặc dịch tai xanh (PRRS). Đối với các bệnh do virus này, lần tiếp xúc đầu tiên của trại thường sẽ có ổ dịch bùng nổ.

- Tiêu chảy do rotavirus thường xuất hiện thành đợt tăng lên và giảm xuống như những cơn sóng nhưng thường chỉ ảnh hưởng trên những ổ đẻ hay lứa đẻ riêng biệt chứ không mang tính toàn đàn và thường xảy ra ở thời gian sau của chu kỳ nuôi con (sau 14 ngày tuổi).

- Bệnh cầu trùng có thời gian ủ bệnh 6 ngày và thường liên quan đến hội chứng tiêu chảy từ 7 đến 14 ngày tuổi.

 

- Tiêu chảy ở heo ít hơn 5 ngày tuổi thì nguyên nhân phổ biến nhất là vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy cấp tính đặc biệt trong lứa đầu của nái hậu bị vì nái hậu bị truyền kháng thể cho heo con ít hơn nái rạ.

- Nhiễm trùng Clostridium cũng xảy ra ở heo ít hơn 5 ngày tuổi. Chẩn đoán được dựa trên khám lâm sàng, và phân lập hoặc quan sát hình thái dưới kính hiển vi đối với các tác nhân vi khuẩn hoặc cầu trùng.

 

3. Điều trị và phòng ngừa

 

Một số thuốc kháng sinh có sẵn được hiển thị trong Bảng 1. Hầu hết đây là những thuốc hoạt động chống lại vi khuẩn E. coli và clostridia. Nên phòng bệnh từ nái mẹ bằng cách trộn kháng sinh trong thức ăn cho nái mẹ từ khi chuyển lên chuồng đẻ cho đến 14 ngày sau đẻ. Điều này có thể có hiệu quả trong việc giảm số lượng vi khuẩn trong phân lợn nái và giúp giảm lây nhiễm cho lợn con. Quan sát heo con thường xuyên để kịp thời điều trị.

 

Nghiên cứu lịch sử của bệnh trên nông trại của bạn, hãy đặt các câu hỏi như:

- Bệnh xảy ra thường xuyên không?

- Bệnh trên một con hay một số con trong một lứa, hoặc cả đàn?

 

Đánh giá đáp ứng điều trị, nếu không có thay đổi trong vòng 12 giờ sau khi cấp thuốc thì chuyển sang thuốc khác theo tư vấn bởi bác sĩ thú y. Điều trị lợn con dưới 7 ngày tuổi bằng kháng sinh cấp qua thức ăn hoặc nước uống. Đối với lợn lớn tuổi hơn, căn bệnh này thường không phải ở dạng cấp tính và đồng thời dễ tiêm thuốc hơn nên dễ quản lý hơn.

 

- Cung cấp chất điện giải và viramin trong nước uống để ngăn ngừa tình trạng mất nước và duy trì cân bằng chất điện giải trong cơ thể.

- Sử dụng các chất hấp phụ để hấp phụ độc tố ở ruột (như phấn, cao lanh).

- Lót ổ úm cho heo con đủ ấm để mau chóng cải thiện tình trạng sức khỏe. Cung cấp thêm một đèn nhiệt. Nhiệt độ dao động là một trong những yếu tố chính kích hoạt bệnh tiêu chảy đặc biệt là heo từ 7 đến 14 ngày tuổi. Nhiều trường hợp tiêu chảy heo con là do người quản lý cố gắng tiết kiệm chi phí năng lượng vô tình đã để heo con bị lạnh và mắc chứng tiêu chảy.

- Luôn quan tâm rửa sạch, tiêu độc sát trùng chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi trước khi chuyển heo vào chuồng đẻ. Thường xuyên chà rửa chuồng trại. Ở những trại đã cũ, rất khó để làm sạch thì bạn có thể chà rửa với nước vôi có chứa chất sát trùng gốc phenol. Không dùng lẫn lộn các đồ dùng chăn nuôi giữa các nhóm bệnh và không bệnh. Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và tránh mưa tạt gió lùa.

- Không cho heo con tiếp xúc với phân nái mẹ, như vậy cần làm vệ sinh chuồng nái hằng ngày hoặc 2 lần/ngày.

- Xem xét việc chủng ngừa vi khuẩn E. coli trên nái. Tuy nhiên, kháng thể mẹ truyền thường chỉ bảo vệ heo con trong 5-7 ngày tuổi đầu.

- Tránh việc sử dụng các chất thay thế sữa nếu có thể vì khi sử dụng thường xuyên, đặc biệt là nếu sản phẩm hết hạn hoặc không bảo quản tốt, có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

- Ngoài ra, tiêu chảy thường gặp ở những ổ có nhiều con nên việc ghép đàn hợp lý theo tuổi hoặc theo trọng lượng sau sinh cũng giúp giảm tỉ lệ tiêu chảy heo con.

 

Tầm quan trọng của việc bú sữa đầu

 

Điều quan trọng là các heo con nhận được số lượng tối đa sữa đầu trong vòng 12 giờ đầu sau sinh vì kháng thể mẹ truyền chỉ được hấp thụ trong giai đoạn này. Các yếu tố như khó tiếp cận núm vú, thiết kế chuồng đẻ và chuồng úm không đúng kỹ thuật, và đặc biệt là bệnh mất sữa của lợn nái, kết hợp với bầu vú phù nề, giảm lượng ăn vào của nái sẽ là các tiền đề gây ra kém sức đề kháng ở heo con, làm heo con dễ mắc bệnh.

 

Trong một ổ dịch tiêu chảy điều quan trọng là xem xét nếu bầu vú nái có hiện tượng phù nề xuất hiện (thường phổ biến hơn ở lợn nái hậu bị và nái đẻ lứa 2 so với ở lợn nái đẻ lứa ba trở lên). Nếu dịch tiêu chảy E. coli xảy ra nhiều cho thấy rằng mức độ miễn dịch mẹ truyền cho heo con thấp và quy trình tiêm chủng cần được xem xét lại. Tiêm chủng lợn nái hai lần, cách nhau 2-4 tuần và mũi tiêm thứ hai là ít nhất hai tuần trước khi đẻ. Với một trại có quy trình quản lý và vệ sinh tốt thì không cần phải tiêm chủng cho lợn nái rạ, chỉ cần tiêm cho lợn cái hậu bị.

 

Tiêu diệt bệnh và mầm bệnh: Một bản tóm tắt của các yếu tố quản lý liên quan đến việc ngăn chăn bệnh tiêu chảy heo con được thể hiện trong Hình 1. Cần cải thiện điều kiện chăm sóc, vệ sinh dịch tễ hoặc cách quản lý đi đôi với việc phòng trị bệnh bằng thuốc hoặc vacxin để đạt kết quả tối ưu.

 

 

 

Theo channuoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay34,935
  • Tháng hiện tại990,463
  • Tổng lượt truy cập93,368,127
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây