Học tập đạo đức HCM

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ tư - 22/04/2020 03:49
Khi tình hình dịch COVID-19 tại nước ta diễn tiến theo xu hướng khả quan, với việc 6 ngày liên tiếp không xuất hiện ca bệnh mới, nhiều địa phương đã thực hiện các giải pháp đồng bộ để dần khôi phục lại kinh tế, gỡ khó cho doanh nghiệp (DN).

Ngày 21/4, UBND TP. Hải Phòng họp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh dịch COVID-19.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TP. Hải Phòng đã chỉ đạo cơ cấu lại nợ, tạo dòng vốn, cũng như khả năng thanh khoản; miễn, giảm lãi suất cho các DN khó khăn; triển khai các gói vay mới với mức lãi suất hỗ trợ. Tính đến đầu tháng 4, trên 1.600 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại Hải Phòng đã được hưởng các gói ưu đãi của các ngân hàng.

Đại diện các DN cũng kiến nghị các ban, ngành sớm hướng dẫn, triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch theo Nghị quyết 42 ngày 9/4/2020 của Chính phủ; kiến nghị giảm thuế, phí kho tàng, bến bãi, phí BOT đường bộ... hỗ trợ các DN đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giảm bớt khó khăn do dịch.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành ghi nhận những ý kiến, đề xuất của các DN. Những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Hải Phòng thì UBND Thành phố sẽ tổng hợp, nghiên cứu và tạo điều kiện tốt nhất cho các DN. Đối với kiến nghị vượt quá thẩm quyền giải quyết của Thành phố, thì các sở, ngành tiếp tục rà soát, tổng hợp, trên cơ sở đó, Hải Phòng sẽ gửi kiến nghị lên các bộ, ngành liên quan.

Cũng trong ngày 21/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp bàn về những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp hỗ trợ người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo ước tính của Sở LĐTB&XH Quảng Ninh, tỉnh có khoảng 530 DN với trên 15.000 người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch COVID-19. Bên cạnh đó, có khoảng 41.000 lao động tự do cũng chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh.

Quảng Ninh là địa bàn trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ, do đó dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, DN. Đáng chú ý nhất là việc nhiều DN, nhất là các DN du lịch, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, đơn vị sự nghiệp, trường học ngoài công lập… phải tạm dừng hoạt động, hoặc thu hẹp việc sản xuất, kinh doanh, nhiều người lao động phải nghỉ việc.

Tại cuộc họp, các DN đã đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, xem xét hỗ trợ cho DN tiếp cận gói tín dụng với lãi suất ưu đãi; thực hiện giãn, hoãn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất các khoản vay ngân hàng do ảnh hưởng của dịch; phương tiện vận chuyển mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, gas qua các chốt kiểm dịch soát dịch; quan tâm giải quyết sớm các thủ tục thăm dò, cấp phép khai thác, quy hoạch để triển khai thực hiện đầu tư các dự án mỏ mới, các khoản phí liên quan đến nhập khẩu than.

Nhiều kịch bản khác nhau nhằm hỗ trợ DN, người dân trong trường hợp dịch còn kéo dài và sau khi dịch được đẩy lùi cũng đã được các sở, ngành, đơn vị chủ động xây dựng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng khẳng định, tỉnh luôn lắng nghe tất cả các ý kiến của các DN để giải quyết một cách thấu đáo. Các cơ quan chức năng của tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN ở từng nhóm ngành.

Cụ thể: Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các DN liên quan đến việc cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất các khoản vay ngân hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ cho DN nhập khẩu xăng, dầu đầu mối; hỗ trợ việc xin cấp phép mở cửa hàng kinh doanh xăng, dầu. Cục Hải quan tỉnh nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn cho DN xuất nhập khẩu trên địa bàn. Lãnh đạo các sở, ngành và người đứng đầu các địa phương thường xuyên cập nhật, nắm tình hình để tham mưu UBND tỉnh khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho DN trước 30/4.

Cục Thuế tỉnh hướng dẫn cho các DN, hộ kinh doanh làm hồ sơ đề nghị miễn giảm, giãn thời hạn nộp thuế; hỗ trợ miễn tiền thuê đất theo nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đối với công nhân mất việc do ảnh hưởng của dịch, tỉnh chỉ đạo Sở LĐTB&XH tiếp tục phối hợp rà soát, bảo đảm việc triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đối với người lao động.

Tại kỳ họp thứ 14, Khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND tỉnh Quảng Trị đã thông qua 24 nghị quyết, trong đó có 18 nghị quyết về thu hút đầu tư; đáng chú ý là các nghị quyết: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu kinh tế Đông Nam và hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương năm 2020, quy định chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thôi việc do dôi dư…

Theo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng, những nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này cho thấy, giải pháp căn cơ để bảo đảm phát triển kinh tế chính là tập trung thu hút đầu tư, đồng thời giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công trung hạn đã được phân bổ trong năm. Qua đó, thực hiện mục tiêu “kép” là vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa duy trì phát triển kinh tế-xã hội.

Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, cũng cần hỗ trợ để các sản phẩm của bà con nông dân làm ra được lưu thông trên thị trường, không bị rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”, nhất là đối với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Tại kỳ họp, nhiều đại biểu cũng nêu ý kiến cần sớm thực hiện các giải pháp để hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Về vấn đề này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho DN. Trong đó, tỉnh tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ; miễn, giảm lãi vay để hỗ trợ khách hàng đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các DN sản xuất kinh doanh.

Thời gian qua, Quảng Trị đã nỗ lực duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế. Trong 3 tháng đầu năm 2020, sản xuất công nghiệp trong tỉnh tăng gần 8%; thu ngân sách đạt 26% dự toán của năm.

CM (tổng hợp)

Nguồn tin: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại779,776
  • Tổng lượt truy cập91,953,505
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây