Học tập đạo đức HCM

Tập trung phát triển tre để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất

Chủ nhật - 21/06/2020 04:31
Ngày 18/6 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, OXFAM tại Việt Nam tổ chức Hội thảo ‘‘Đối thoại chính sách phát triển ngành Tre bền vững ở Việt Nam”.
Hội thảo tập trung thảo luận vào các vấn đề về chính sách phát triển tre ở Việt Nam; hiện trạng gây trồng và khai thác tre ở vùng Bắc Trung Bộ; thực trạng chế biến tre; các vấn đề về tín dụng;
 
Trong những năm qua, ngành sản xuất tre Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của ngành tre là khoảng 350 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, ngành Tre Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
 
 
 
img-3403.JPG
Quang cảnh Hội thảo ‘‘Đối thoại chính sách phát triển ngành Tre bền vững ở Việt Nam”.
 
 
Theo Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam, chúng ta có 14,6 triệu ha rừng (trong đó có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên; 4,3 triệu ha rừng trồng). Diện tích trồng tre là 1.480.000 ha tre nứa với trữ lượng khoảng 4,5 tỷ cây.
 
Tre là nhóm sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại nhất, hàng năm cung cấp khoảng 350-380 triệu cây/năm với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tre, nứa năm: 2011: 201,3 triệu USD; năm 2015: 259,8 triệu USD và năm 2018: 347,7 triệu USD. Các sản phẩm bằng tre, nứa có mặt ở thị trường trên 20 nước, vùng lãnh thổ.
 
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã có những bài tham luận đánh giá về hiện trạng rừng trồng và khai thác tre tại Việt Nam, tiềm năng của cây tre, giá trị các sản phẩm  làm từ tre, nứa của Việt Nam được thị trường trong và ngoài nước đánh giá cao, bởi mẫu mã đẹp, chất lượng bền, tốt, phù hợp với mọi điều kiện khí hậu.
a50ca36de2c2ec9a3e110305928bfcd9.jpg
Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha rừng trồng tre.
 

Đại diện Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng cho biết, với 1,4 triệu ha, chiếm 10,5 % tổng diện tích rừng của cả nước; trong đó rừng thuần loài có 240 925 ha, rừng hỗn giao (tre gỗ) có 1 152 864 ha; ước tính có khoảng 6% diện tích rừng trồng. Hiện nay, có 37 tỉnh có rừng tre tập trung, 23 tỉnh có diện tích tre từ 10.000ha trở lên. Trong đó, các tỉnh có trữ lượng tre lớn, tập trung là: Thanh Hóa, Lâm Đồng, Kon Tum, Nghệ An, Tuyên Quang, Đăk Nông, Bình Phước, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái.
 
Do việc khai thác, sản xuất thiếu tổ chức. Tình trạng khai thác quá mức, bừa bãi... dẫn đến vùng nguyên liệu tre, nứa, mây... bị thoái hóa. Trong khi, cơ sở chế biến quy mô nhỏ, phân tán, không gắn với vùng nguyên liệu nên các giải pháp lâm sinh ứng dụng cho rừng tre, nứa, mây... còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 10-15%/năm, nhu cầu nguyên liệu đến 2020, cần ít nhất 1 tỷ cây tre nứa/năm.
 
Trong khi Việt Nam có khoảng hơn 723 làng nghề mây, tre, giang đan, chiếm 24% tổng số làng nghề trong cả nước. Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu đến 163 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, nhiều nhóm sản phẩm được đánh giá cao. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu phục vụ lĩnh vực này đang rơi vào tình trạng thiếu hụt.
 
Theo TS. Nguyễn Song Hoan, Phó chủ tịch Hội Tre Luồng Thanh Hóa cho biết, về diện tích Thanh Hóa có 152.659 ha tre luồng (71.375 ha luồng trồng và 81.253 ha tre luồng tự nhiên), về trữ lượng có gần 94 triệu cây (42 triệu cây luồng và gần 52 triệu cây các loài tre khác).
unnamed.jpg
Các sản phẩm được làm từ tre có giá trị và mẫu mã đẹp được thị trường ưa chuộng

Trong đó sản lượng hàng năm có khoảng 25 triệu cây luồng (12 triệu USD), đáp ứng nguyên liệu, sản xuất, chế biến cho 126 cơ sở chế biến, trong đó 47 cơ sở chế biến luồng (quy mô nhỏ), 79 cơ sở chế biến từ nguyên liệu vầu, nứa.
 
Theo TS. Hoan, hiện nay, chất lượng rừng tre tại Thanh Hóa ngày càng suy giảm, diện tích bị thoái hóa ở quy mô lớn (67,6%); xuất hiện sâu bệnh ở diện rộng (79.6%), sản xuất, chế biến tre, nứa chủ yếu là sản phẩm thô, đơn giản (82% đũa thô, 18% bột giấy và giấy vàng mã và một số sản phẩm khác); 78% số doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 5 tỷ đồng (33% số doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 0,5 tỷ đồng).
 
Thu nhập của người dân trồng luồng rất thấp (bình quân 3,23 triệu đồng/người/năm, bằng 11.4% so với Thanh Hóa và bằng 7,66% so với cả nước; bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 4,11 triệu đồng/ha, bằng  khoảng 22 – 27% so với trồng keo và bằng khoảng 7% so với trồng mía).
 
Do vậy, muốn tăng giá trị của cây tre và các sản phẩm được làm từ tre phải tăng diện tích trồng tre năm 2020 lên 29.982 ha, sản lượng khai thác 40 triệu cây/năm tương đương 0,92 triệu tấn/năm; Năm 2030, 57.000 ha, sản lượng khai thác 76 triệu cây/năm tương đương 1,75 triệu tấn luồng/năm.
 
Phát triển nhà máy chế biến tre, luồng công nghiệp gắn với việc phát triển doanh nghiệp vệ tinh cấp nguyên liệu thô, đến năm 2020 phải có 5 nhà máy sản xuất tre công nghiệp, với công suất 350.000 tấn tre công nghiệp/năm và 100 doanh nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu thô, doanh thu đạt khoảng 3.500 – 4.000 tỷ/năm; Đến năm 2030: 10 nhà máy sản xuất tre luồng, tổng công suất 700.000 tấn sản phẩm/năm và hệ thống 180 – 200 doanh nghiệp vệ tinh, doanh thu đạt 9.000 – 10.000 tỷ/năm.
 
Vấn đề tín dụng cho các hộ gia đình trồng tre, theo ThS. Phạm Xuân Hòe, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hiện nay các hộ dân trồng tre đang vay vốn NHCSXH với tỷ trọng 48,65%, Ngân hàng Agribank là 21,62%. Lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất phổ biến: 8-10%/năm, quy mô trung bình khoản tiền vay của các hộ trồng tre là 50-70 triệu đồng, trong thời hạn vay: 3-5 năm.
trong-rung-tre-dai-ban-mang-moi-thang-thu-hon-10-trieu-dong-toan_658-1-1539946691-width460height259.png
Thu lợi hàng chục triệu mỗi tháng từ trồng tre

Theo ý kiến của người dân trồng tre, nếu được vay theo chuỗi giá trị tre, nghĩa là vay ở từng giai đoạn gồm đầu vào; sản xuất; phân phối; chế biến; tiêu thụ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Bởi vì việc tham gia chuỗi giá trị tre sẽ mang lại lợi nhuận cho người dân và doanh nghiệp nhiều hơn so với không tham gia liên kết
 
Đánh giá về vai trò quan trọng và giá trị kinh tế cao từ cây tre mang lại, đại diện Tổng Cục Lâm nghiệp đề nghị các địa phương, các nhà khoa học, đặc biệt các doanh nghiệp có chương trình, dự án phát triển rừng trồng tre, khai thác, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ tre, nâng cao giá trị cây tre, tạo nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước, cho doanh nghiệp và cho nhân dân trồng rừng, không ngừng được cải thiện và nâng lên.
 
 Ngọc Thủy/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay44,388
  • Tháng hiện tại703,715
  • Tổng lượt truy cập93,081,379
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây