Học tập đạo đức HCM

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nước là tài nguyên tái tạo nhưng hữu hạn

Thứ sáu - 28/08/2020 11:18
Tại phiên giải trình trước Thường vụ Quốc hội về An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập vào sáng ngày 17/8, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, mặc dù 70% bề mặt trái đất là nước nhưng có tới 97% là nước mặn, chỉ có 3% còn lại là nước ngọt. Điều đó càng khẳng định nước ngọt là rất hữu hạn và ngày càng khan hiếm chứ không phải “nhiều như nước”.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại buổi họp giải trình trước Thường vụ Quốc hội

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để đánh giá An ninh nguồn nước của một quốc gia cần dựa vào các khía cạnh: An ninh nước trong sinh hoạt, phát triển kinh tế, đô thị, môi trường, và khả năng thích ứng với các thảm họa liên quan tới nước.

Hiện tại năng lực cơ sở hạ tầng của chúng ta mới chỉ đáp ứng để khai thác, sử dụng được khoảng 81 tỷ m3 /năm (chiếm khoảng 10% lượng nước mặt) cho tất cả các nhu cầu về sử dụng nước. Trong đó, trên 80% được sử dụng cho nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3 /năm). Thảm phủ rừng - nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn sinh thủy tự nhiên, hiện có 14,61 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt 42%. Nếu chỉ tính cho nguồn nước nội sinh, chỉ đạt 3.300 m3 , được đánh giá là thấp so với trung bình ở Đông Nam Á (4.900 m3) và thế giới (4.000 m3).

Việc các quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng, hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng các hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông sẽ có tác động đến biến đổi dòng chảy về nước ta, dự báo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến vùng hạ du tại Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

Bên cạnh đó, tổng lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô kéo dài hơn nhưng chỉ chiếm (10-30%). Đặc biệt nhiều vùng, địa bàn không cân đối được nguồn nước trong mùa khô; hạn hán, thiếu nước thường xuyên xảy ra ở nhiều địa phương có thể làm trầm trọng thêm mức độ căng thẳng nước trên các lưu vực sông.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nguồn nước bị ô nhiễm đang là nguyên nhân chính khiến cho nước trong hệ thống thủy lợi không thể quay vòng, tái sử dụng, ô nhiễm môi trường nước đã và đang gây ra những thiệt hại kinh tế ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và môi trường.

Việc khai thác nước dưới đất thiếu quy hoạch, khai thác quá mức đã gây ra nhiều hệ lụy như sụt, lún đất, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Tài nguyên nước chưa được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, giá dịch vụ nước chưa được tính đúng, tính đủ nên ý thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước không cao, còn gây lãng phí nước. Phần lớn trong chúng ta vẫn còn suy nghĩ nguồn nước là vô tận và sẵn có.

Trước những thách thức về An ninh nguồn nước như trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực thủy lợi (ban hành Luật Thủy lợi và các Nghị định, thông tư liên quan); Chính phủ đã ban hành Chiến lược Thủy lợi và hiện nay, Bộ đang xây dựng Quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai quốc gia, tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề về An ninh nguồn nước của từng vùng.

Bộ trưởng cho biết, giải quyết An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp, đa mục tiêu, liên ngành, đảm bảo số lượng và chất lượng nước; kết hợp hài hoà giải pháp công trình và phi công trình.

Trong đó kết cấu hạ tầng về nước giữ vai trò quan trọng đặc biệt; nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình, hiệu quả quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng ngành nước; ứng dụng công nghệ tiên tiến, thông minh, hiện đại hoá hệ thống ngành nước.

Về nhóm giải pháp mềm (phi công trình), cần nâng cao nhận thức về nguồn nước, tổ chức quản lý và khai thác nguồn nước: Nâng cao nhận thức và hành động cho từng cá nhân, tổ chức từ Trung ương đến địa phương về nguồn nước và đảm bảo an ninh nguồn nước.

Để làm được điều đó, cần đánh giá lại toàn diện các lưu vực sông để có giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước một cách hiệu quả, xây dựng các "kho" chứa, trữ nước lớn cho các vùng khan hiếm nước. Do đó, trên cơ sở kết quả giám sát chuyên đề và thực tiễn đặt ra, Bộ NN-PTNT đã  kiến nghị, đề xuất cụ thể trong tài liệu gửi đến các Đại biểu với một số nội dung lớn.

Một là, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về “An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước” làm cơ sở để Chính phủ và các địa phương triển khai thực hiện.

Hai là, các cấp ủy Đảng đưa nội dung an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chức nước vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Ba là, đề nghị Chính phủ xây dựng Đề án về an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập, đồng thời ưu tiên nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Bên cạnh đó, các địa phương chủ động xây dựng phương án đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập hồ chức nước trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về quản lý vận hành công trình thủy lợi, về chất lượng nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo DH/mard.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay43,999
  • Tháng hiện tại703,326
  • Tổng lượt truy cập93,080,990
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây