Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm VietGAP tại Hà Tĩnh

Thứ năm - 18/02/2021 02:08
Cùng với kỳ vọng xuất khẩu thủy sản trong cả nước, nuôi tôm VietGAP đang được khuyến khích tại nhiều địa phương. Tại Hà Tĩnh, nuôi tôm được xác định là ngành kinh tế chủ lực, ngành nông nghiệp địa phương đang đẩy mạnh sản xuất liên kết tạo ra sản phẩm an toàn, có đầu ra ổn định mang lại giá trị thu nhập cao. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP có liên kết sản xuất, tiêu thụ đang được thực hiện rất hiệu quả ở Hà Tĩnh.

 Để nuôi tôm an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP thì các hộ dân cần phải theo dõi nghiêm ngặt tình hình dịch bệnh, không dùng hóa chất, kháng sinh. Song song với điều đó thì cần tái tạo lại môi trường ao nuôi để không bị thoái hóa, cạn kiệt chất dinh dưỡng trong ao. Có thể thấy, nuôi tôm VietGAP hết sức khắt khe về quy trình kỹ thuật, nhằm đảm bảo giống tôm sạch bệnh và ATTP. Tuy nhiên, nuôi tôm sạch chưa đủ mà để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm mô hình tồn tại là điều hết sức quan trọng. Vì thế, việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là điều hết sức cần thiết.

   Trên diện tích gần 10 ha ao nuôi, anh Hồ Quang Dũng (xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân)  đã xuống giống tôm chưa đầy một tháng, tỷ lệ sống đạt 80%  cao hơn trước nhiều. Điều này có được từ khi anh Dũng tham gia mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP. Anh Dũng cho biết “Hiện nay, con giống trên thị trường có rất nhiều nhưng cơ sở sản xuất giống có uy tín, chất lượng cũng chỉ đếm được đầu ngón tay. Về liên kết theo chuỗi từ khâu con giống đến thức ăn  người nuôi cũng rất yên tâm vì đã có chỗ dựa đảm bảo uy tín”.
 

tom viet gap

Kiểm tra mô hình nuôi tôm VietGAP tại hồ nuôi tôm anh Hồ Quang Dũng - xã Xuân Phổ, Huyện Nghi Xuân

     Tham gia mô hình nuôi tôm theo VietGAP, các hộ nuôi trồng được doanh nghiệp cung cấp con giống sạch bệnh, được hướng dẫn quy trình chăn nuôi và thu mua sản phẩm. Ngược lại, người nuôi trồng cũng phải thực hiện cam kết nuôi trồng an toàn theo hướng VietGAP với 4 tiêu chí cơ bản là: Đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an sinh xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Theo anh Dũng, nuôi theo quy trình VietGAP, năng suất con tôm đạt cao hơn, kích cở con tôm cũng  to và đồng đều hơn. So với năng suất nuôi truyền thống thì nuôi tôm VietGAP cho năng suất 15- 17 tấn/ha.

     Để mối liên kết thực hiện được hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã đứng ra điều phối việc sản xuất và tiêu thụ, đồng thời tích cực khuyến khích mở rộng các hộ dân và doanh nghiệp tham gia  mô hình. Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm khuyến nông đã thực hiện liên kết hơn 200 hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP nhằm phổ biến cho bà con quy trình nuôi tôm thâm canh an toàn dịch bệnh có năng suất, chất lượng cao, ATVSTP để kết nối với thị trường, nhất là trong những lúc thị trường khó khăn, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với công ty Thông Thuận tư vấn tiêu thụ sản phẩm cho người dân để tránh tình trạng được mùa mất giá.

     Trước hiệu quả mô hình nuôi tôm VietGAP mang lại, trong khoảng 3.000 ha nuôi tôm ở Hà Tĩnh đến nay đã có một số cơ sở đạt chứng nhận VietGAP, chủ yếu là ở các huyện có diện tích nuôi tôm như: Nghi Xuân,Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Phải nói rằng, ngoài việc tạo ra sản phẩm ATVSTP thì vấn đề liên kết trong sản xuất là xu thế tất yếu trong phát triển một ngành nông nghiệp hiện đại, đó là chất kết dính giúp ngành nông nghiệp nước ta thoát khỏi manh mún, lạc hậu. Từ đó, mới tạo ra được sản phẩm mang tính hàng hóa và hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế./.

Theo Nguyễn Hoàn/khuyennonghatinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay22,942
  • Tháng hiện tại79,350
  • Tổng lượt truy cập83,135,345
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây