Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Hiệu quả mô hình thâm canh cây húng quế gắn với chế biến tinh dầu và tiêu thụ sản phẩm

Thứ tư - 17/03/2021 11:37
Tại Nghệ An, cây húng quế thường được trồng với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa chú trọng đến năng suất, chất lượng, giá cả không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Để khai thác hết tác dụng của cây húng quế, mở rộng diện tích, quy mô cũng như nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả  kinh tế cho bà con nông dân  năm 2019, Sở Nông Nghiệp và PTNT Nghệ An đã giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện mô hình thâm canh cây húng quế gắn với chế biến tinh dầu và tiêu thụ sản phẩm tại xóm 5, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương với quy mô 3 ha, 2 hộ tham gia.

Với mong muốn được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây húng quế và cách chế biến húng quế thành tinh dầu, sản phẩm làm ra được cấp nhãn hiệu và quản lý chất lượng nên các hộ tham gia mô hình rất nhiệt tình và cam kết sẽ thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giống húng quế, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy bơm; 40% kinh phí để mua dây chuyền chưng cất tinh dầu và 50% kinh phí để xây dựng nhãn hiệu và quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các loại vật tư được hỗ trợ kịp thời, đúng tiến độ và hỗ trợ tận nơi thực hiện mô hình. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An bố trí cán bộ có chuyên môn phù hợp, kinh nghiệm trong chỉ đạo tại cơ sở.

Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện mô hình cũng gặp khó khăn. Hộ gia đình lần đầu tiên xây dựng mô hình trồng thâm canh cây húng quế nên chưa có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất thâm canh cây húng quế. Năm 2019 khí hậu thời tiết ở Nghệ An nắng nóng kéo dài, mưa ít nên giai đoạn đầu cây phát triển kém, hộ thực hiện mô hình tưới thường xuyên để giữ ẩm cho cây nên tốn nhiều công. Hộ dân lo lắng chất lượng sản phẩm, đầu ra cũng như hiệu quả của mô hình. Dây chuyền chưng cất tinh dầu đầu tư cao nên việc lựa chọn hộ có nguồn kinh phí để đầu tư đối ứng khó khăn. 

Sau khi được tập huấn kỹ thuật, cấp phát vật tư, phân bón, hướng dẫn xử lý đất, lên luống..., các hộ gieo giống ngày 10/03/2019. Đến ngày 28/3/2019 cây con đạt tiêu chuẩn tiến hành trồng. Trong thời gian thực hiện mô hình, cán bộ khuyến nông thường xuyên hỗ trợ theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây, tình hình sâu bệnh hại và hướng dẫn bà con xử lý kịp thời nên cây phát triển tốt và sạch sâu bênh. Vì mục tiêu của mô hình là có sản phẩm tinh dầu cao, chất lượng tinh dầu tốt nên phải chăm sóc để năng suất thân, lá, cành cao và dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm cuối cùng thấp. Để làm được điều đó, cán bộ khuyến nông đã hướng dẫn nông dân bấm ngọn cho đến khi số cành đạt tối đa; sau đó thúc phân và chăm sóc để cây phát triển nhanh. Nhờ chăm sóc đúng theo yêu cầu kỹ thuật nên cây húng quế cho thu hoạch 2 đợt chính và cho năng suất húng quế đạt 25 tấn/ha. Năng suất tinh dầu đạt 150 tấn/ha. Sản phẩm tinh dầu được phối hợp với công ty TNHH Faxuca đưa mẫu đi phân tích, làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

hung que


Cán bộ khuyến nông kiểm tra mô hình thâm canh cây húng quế tại xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương (ảnh: Nguyễn Hân)

Qua hạch toán kinh tế, mô hình cho lãi trên 18 triệu đồng/ha (đã trừ chi phí đầu vào, khấu hao máy bơm, khấu hao dây chuyền chưng cất tinh dầu). So sánh với trồng rau húng quế làm rau gia vị thì mô hình đạt năng suất, hiệu quả kinh tế  cao hơn 10 triệu đồng.

Ngoài cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình cũng mang lại những hiệu quả tốt về xã hội, môi trường như bước đầu hình thành các tổ sản xuất, nhóm cùng sở thích sản xuất tinh dầu húng quế; bà con biết cách thâm canh cây húng quế đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; sản phẩm có nhãn hiệu, được quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người sản xuất.

Theo Hồ Thị Ca/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay22,942
  • Tháng hiện tại77,931
  • Tổng lượt truy cập83,133,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây