Học tập đạo đức HCM

Chọn nông sản chất lượng cao để phát triển HTX

Thứ hai - 05/03/2018 08:58
Đó là cách làm riêng của HTX Nông nghiệp Nghĩa Hồng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) để thoát ra khỏi cái bóng trì trệ HTX kiểu cũ, nhất là bế tắc về vốn, đất đai trụ sở và đầu ra, từ đó hoạt động ổn định và giữ vững mô hình HTX điển hình trên địa bàn.

HTX Nông nghiệp Nghĩa Hồng từng có truyền thống vững mạnh từ thời bao cấp. Sau lần chuyển đổi gần đây theo Luật HTX 2012, HTX gặp phải bài toán nan giải chung của nhiều HTX kiểu cũ, làm sao vẫn chuyên doanh các dịch vụ tổng hợp, mà vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của 6.630 thành viên trong HTX?

Xác định sản phẩm thế mạnh

Giám đốc HTX - ông Nguyễn Văn Thiệm, cho biết: “Muốn phát triển, trước hết HTX phải xác định được sản phẩm thế mạnh để tập trung sản xuất. Vì vậy, chiến lược phát triển của HTX được định hình dựa trên việc sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao”. 

Trong thời gian qua, HTX duy trì tốt vai trò tham mưu cấp xã chỉ đạo sản xuất, đồng thời tổ chức hiệu quả các khâu dịch vụ thành viên, nhất là trồng cây vụ Đông trên đất 2 lúa. 

Nhờ vậy, ở xã Nghĩa Hồng đã xuất hiện nhiều vùng sản xuất chuyên canh, như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng sản xuất cây vụ Đông, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vùng trang trại tổng hợp... Đó cũng là tiền đề hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn.

Sau khi tổ chức lại theo Luật HTX 2012, HTX vẫn tiếp tục được giao quản lý và cung cấp dịch vụ trên 542ha diện tích đất 2 lúa của 16 đội sản xuất. Trong đó, diện tích vụ đông chiếm 15 - 20% (khoảng 120 - 140ha). HTX ký hợp đồng cung cấp 8/9 dịch vụ thiết yếu và dịch vụ thỏa thuận với thành viên và người dân, chưa kể 2 dịch vụ mới là dịch vụ thu gom rác thải và tín dụng nội bộ. 

HTX trực tiếp điều hành dịch vụ đến từng hộ dân và đến tận ruộng của các thành viên. Như dịch vụ khuyến nông, HTX tổ chức chuyển giao tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất, hướng dẫn sử dụng phân bón, chế phẩm sinh học, áp dụng các mô hình thâm canh nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. 

HTX chủ động liên kết tiêu thụ các loại nông sản phẩm

Chủ động liên kết DN

Theo Liên minh HTX tỉnh Nam Định, trong điều kiện khó khăn chung của khu vực HTX, mà vướng nhất là 2 điểm nghẽn vốn và tiêu thụ sản phẩm, song Liên minh HTX tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng HTX, đặc biệt đã tham mưu và tư vấn hỗ trợ HTX hình thành nhiều chuỗi nông sản phẩm. Một số HTX chủ động tìm kiếm đối tác DN để hợp tác khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Cụ thể, HTX đã tập trung mạnh, dạn đầu tư xây dựng trạm bơm, cống cấp 3 hiện đại tưới tiêu vùng chuyển đổi sản xuất sản phẩm chất lượng cao, kiên cố hóa các đường trục chính trên đồng ruộng, nâng cấp mở rộng các cụm kho và cửa hàng.

Gần đây, HTX thực hiện tốt đảm nhận và cung ứng 80 - 85% nhu cầu vật tư cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Hằng năm, HTX cung ứng 200 - 250 tấn phân bón NPK, 200 - 300 tấn Urê… Về doanh thu, HTX đạt bình quân năm thu từ cung ứng các loại giống cây trồng 170 - 200 triệu đồng, thu từ thuốc bảo vệ thực vật 700 - 800 triệu đồng... 

Thành quả đó phần lớn nhờ HTX liên kết với các DN, đơn vị để thu mua, bao tiêu sản phẩm dưa chuột bao tử, cà chua, bí xanh và một số sản phẩm cây vụ Đông khác cho các hộ thành viên. 

Từ vụ Xuân 2016, HTX đã ký hợp đồng với công ty TNHH Toản Xuân (Ý Yên) để tiêu thụ sản phẩm lúa sạch cho các hộ thành viên, giá trị mỗi vụ đạt trên 380 triệu đồng. HTX vươn lên là một trong những đơn vị kinh tế tập thể có doanh thu cao ở Nam Định, với tổng doanh thu hằng năm từ các dịch vụ đạt 6,5 - 7 tỷ đồng.

Khi đánh giá các HTX cũ chuyển đổi theo Luật HTX 2012, ông Trần Văn Phiệt - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho rằng nhiều HTX đi vào hoạt động hiệu quả, với nhiều dịch vụ thiết yếu và thỏa thuận, đáp ứng được yêu cầu của các thành viên. 

Điển hình như HTX Nông nghiệp Nghĩa Hồng đã hỗ trợ các hộ thành viên bằng những việc làm cụ thể như đưa giống cây, con mới vào sản xuất. Hàng năm một số cánh đồng của HTX đạt hơn 130 triệu đồng/ha, ấn tượng nhất là đưa cây vụ Đông trở thành tập quán sản xuất mới, góp phần tăng thu nhập cho các hộ thành viên trong HTX.

Lưu Đoàn
http://thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay21,765
  • Tháng hiện tại1,062,402
  • Tổng lượt truy cập92,236,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây