Học tập đạo đức HCM

Đi học chữa bệnh cho lợn, gà...

Thứ năm - 10/10/2013 05:02
Biết chẩn đoán, cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm... Đó là kiến thức các học viên được trang bị tại lớp học chăn nuôi thú y mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Lớp nghề chăn nuôi thú y do Hội ND xã Cổ Loa phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đông Anh, Trường Trung cấp Hội NDVN tổ chức.

Học đến đâu thực hành đến đó

Chúng tôi dự một tiết học của lớp. Giáo viên và học viên sôi nổi thảo luận những kiến thức về bệnh truyền nhiễm ở gia súc, gia cầm và cách phòng tránh. Hiền lành là vậy, nhưng trong lớp học chúng tôi được chứng kiến những pha tranh luận “nảy lửa” của học viên với giáo viên để tìm ra câu trả lời đúng nhất. Cùng nhau thảo luận bài học, đây là cách dạy được giáo viên áp dụng rất hiệu quả. 

Học viên được giáo viên hướng dẫn thực hành tiêm phòng bệnh cho gà.
Học viên được giáo viên hướng dẫn thực hành tiêm phòng bệnh cho gà.

Cô giáo Mai Thị Lan Hương - giáo viên Trường Trung cấp nghề Hội NDVN, chủ nhiệm lớp cho hay: “Phương pháp truyền đạt cho ND, dạy lý thuyết trên hội trường chú trọng phần nghe kết hợp phần nhìn thông qua các hình ảnh cụ thể từ màn hình máy chiếu học viên mới dễ tiếp thu. Học xong phần lý thuyết nào, chúng tôi sẽ tổ chức thực hành ngay tại các gia đình học viên. Đảm bảo, kết thúc khóa học, học viên nào cũng có thể trở thành thú y viên trước hết phục vụ công việc chăn nuôi trong gia đình và giúp các hộ khác trong thôn, xóm chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm”.

Chị Hoàng Thị Gái- học viên thôn Sằn, xã Cổ Loa chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi gà, lợn 4 năm nay. Tôi nhớ một lần lợn đến thời kỳ đẻ, tôi phải nhờ thú y viên của thôn đến tiêm thuốc cho lợn mẹ. Ai dè, sau khi tiêm thuốc, đàn lợn con đẻ ra chết hết. Thế là lần sau tôi cạch luôn thú y đó”.

Theo chị Gái, đối với những bệnh thường gặp trên đàn gà như ỉa chảy, bệnh cúm, chỉ có thể chữa được, còn những bệnh nặng hơn như khô chân, sạ cánh thì chị đành nhìn đàn gà chết dần. “Khi Hội ND xã mở lớp dạy nghề chăn nuôi thú y cho bà con ND, tôi đăng ký tham gia đầu tiên. Sau khoá học, tôi có thể tự chữa bệnh cho đàn gà rồi”- chị Gái tâm sự.

Có kinh nghiệm nhiều năm nuôi gà như gia đình chị Gái, chị Hoàng Thị Tú (thôn Nhồi Dưới)-lớp trưởng lớp chăn nuôi thú y cho hay: “Nhà tôi nuôi 300 con gà đẻ. Ngay từ khi chọn giống gà về nuôi, tôi rất chú trọng khâu tiêm phòng dịch để đảm bảo tránh thiệt hại. Nuôi từ năm 2009 đến giờ, đàn gà của gia đình tôi chưa gặp phải dịch bệnh nào nghiêm trọng”.

Vừa dạy nghề vừa tạo việc làm

Ông Lê Đăng Chuyển- Chủ tịch Hội ND xã Cổ Loa cho biết: “Hiện ở xã Cổ Loa có 2.800 con lợn, 238 con bò, 74.878 con gia cầm, 22.720 con thủy cầm. Điều đáng nói chăn nuôi chiếm 54% tỷ trọng thu nhập trong nông nghiệp ở đây”.

"Khi Hội ND xã mở lớp dạy nghề chăn nuôi thú y cho bà con ND, tôi đăng ký tham gia đầu tiên. Sau khoá học, tôi có thể tự chữa bệnh cho đàn gà rồi”.
Chị Hoàng Thị Gái


Xã Cổ Loa có 15 thôn trong đó 5 thôn mới có thú y viên có bằng cấp, do đó trình độ của họ chưa đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của ND, chưa kể những lúc đại dịch bùng phát như bệnh lợn tai xanh, H5N1... cứ trông chờ vào họ thì ND trắng tay. Để giải quyết nhu cầu bức thiết đó, khi huyện có chủ trương dạy nghề, Hội ND xã Cổ Loa đã chọn nghề chăn nuôi thú y dạy cho bà con ND. Theo đó, 35 học viên tham gia lớp học nghề trong thời gian 3 tháng (khai giảng ngày 2.8), học 1 buổi/tuần. Các học viên sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo và dụng cụ học tập. Trường hợp học viên thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo, thu hồi đất được hỗ trợ 15.000 đồng/ngày. Kết thúc khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề thú y.

Để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề gắn với việc làm, Hội ND xã đã làm hợp đồng với Trạm Thú y huyện Đông Anh tạo việc làm cho 10 người (do các thôn đề cử), sau hoàn thành khóa học vào làm việc trong mạng lưới thú y thôn với mức lương 350.000 đồng/người/tháng... 
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm290
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,019
  • Tổng lượt truy cập90,288,412
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây