Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú rau sạch

Thứ tư - 16/10/2013 04:28
Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.
“Lúc đầu, diện tích trồng rau nhỏ và đầu ra không ổn định nên tôi thường xuyên thua lỗ, đã vậy còn bị thương lái ép giá, nhiều khi phải đổ đi” – anh tâm sự. Từ thất bại, anh bàn với những nông dân khác thay đổi cách làm. 

Anh Khẩn bên vườn xà lách lô lô tím.
Anh Khẩn bên vườn xà lách lô lô tím.

Năm 2007, anh Khẩn tham gia lớp tập huấn về cách trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Metro Requirement. Vận dụng kiến thức đã học, anh dần dần vượt qua các yêu cầu khắt khe rồi được hệ thống Metro công nhận đạt chuẩn và lấy hàng. Từ đó, chàng thanh niên tha hương lập nghiệp có đầu ra ổn định cho rau sạch và mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích.

Đến nay, anh đã có 4ha chuyên trồng rau các loại. Anh cũng đã chuyển toàn bộ diện tích trồng rau truyền thống sang ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; mạnh dạn đầu tư nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới nước, bón phân tự động hóa. Đặc biệt là anh đã nhập khẩu và trồng các loại giống rau, củ quả mới, có năng suất cao, phẩm chất tốt, giá trị kinh tế cao như: Củ cải đỏ, su hào tím, cà rốt baby, ớt ngọt, cà chua bi, dưa leo baby, bắp sú bao tử, củ hồi…

Thấy hay, nhiều người dân trong vùng tìm tới nhà anh hợp tác, học hỏi kinh nghiệm. Năm 2010, anh thành lập tổ hợp tác rau sạch, hướng dẫn kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm cho 13 thành viên với 16ha chuyên trồng các loại rau sạch theo VietGAP. Sản lượng đạt từ 350 - 400 tấn/năm. 

Anh Khẩn cho hay: “Sau khi tổ hợp tác có VietGAP, tôi đã nhận được nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng, thị trường tiêu thụ ngày càng mạnh, nhiều khi không cung cấp đủ nhu cầu”. Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ rau sạch của thị trường TP.HCM, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, tháng 11.2012 anh đã phát triển từ tổ hợp tác lên hợp tác xã do anh làm chủ nhiệm, với 15 xã viên và diện tích là 60ha.

Hiện sản phẩm rau củ của anh Khẩn cung cấp chủ yếu cho hệ thống siêu thị Metro, chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền (TP.HCM) và một số tỉnh thành khác như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng với sản lượng trên 1,5 tấn /ngày, mang về thu nhập (lãi ròng) từ 1,5 - 3 tỷ đồng/năm. Tới đây, anh tiếp tục nghiên cứu, tập huấn, hướng dẫn cho xã viên chuyển dần sang sản xuất rau sạch theo GlobalGAP nhằm hướng tới thêm thị trường xuất khẩu đi nước ngoài. 
Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập813
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm812
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại765,935
  • Tổng lượt truy cập93,143,599
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây