Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: 'Nóng' chuyện giống lúa

Thứ ba - 24/04/2018 23:52
Nhìn vào bộ giống đưa vào cơ cấu cho thấy, Hà Tĩnh đang hướng đến tính an toàn, nghèo giống lúa chất lượng...
11-05-40_1
Tỉnh Hà Tĩnh đang xây dựng cơ cấu giống theo hướng an toàn

Quan điểm chỉ đạo là hướng tới xây dựng bộ giống chất lượng. Tuy nhiên, sau “bão” đạo ôn cổ bông vụ xuân 2017 và dịch bệnh đốm nâu, tiêm lửa vụ xuân 2018, vụ HT - mùa năm 2018, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh và chính quyền các địa phương hướng đến chọn bộ giống “an toàn”, có TGST dưới 115 ngày.  

Phấn đấu sản xuất hơn 59.000ha

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho hay, vụ HT - mùa 2018 toàn tỉnh phấn đấu sản xuất 59.245ha; trong đó, lúa HT 44.369ha, lúa mùa 790ha; đậu hơn 7.400ha; ngô trên 1.900ha; rau các loại hơn 2.300ha...

“Năm nay thời vụ sẽ chậm hơn các năm trước khoảng 10 ngày, vì vậy sản xuất HT cực kỳ gấp gáp. Các huyện phải chỉ đạo bà con thu hoạch lúa xuân đến đâu làm đất gieo cấy lúa HT đến đó, phấn đấu lúa trổ từ 5 – 10/8, kết thúc thu hoạch trước 10/9”, ông Thanh nhấn mạnh.

Cẩm Xuyên là huyện có diện tích gieo cấy lúa HT lớn thứ hai toàn tỉnh, với 9.000ha. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lê Ngọc Hà đề nghị các doanh nghiệp kịp thời cung cấp thông tin cho huyện về kế hoạch cung ứng giống, sản lượng, chất lượng giống để huyện triển khai cơ cấu đến các xã, tổ chức sản xuất kịp thời vụ.

“Cẩm Xuyên là vùng chủ động nước, nông dân siêng năng cần cù nên chỉ tiêu về diện tích chắc chắn huyện sẽ hoàn thành. Lo nhất là bệnh lùn sọc đen, bởi mới đây kết quả xét nghiệm cho thấy một số diện tích dương tính với loại bệnh này nên lo ngại lây lan sang vụ HT”, ông Hà cho hay.

Đối với huyện Đức Thọ, vấn đề địa phương lo nhất vụ HT - mùa tới là tình trạng để lúa chét và bỏ hoang đất ruộng. Ông Nghiêm Sỹ Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện phản ánh, nhiều năm nay bà con các xã Thái Yên, Tùng Ảnh, thị trấn Đức Thọ không còn mặn mà với làm ruộng, do các địa phương có nhiều ngành nghề cho thu nhập cao hơn. Diện tích bỏ hoang ngày càng tăng, bình quân khoảng 300ha/4.282ha (vụ HT).

“Đây là một vấn đề đáng ngại, Đức Thọ đã thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ giống, làm đất, huy động các lực lượng đoàn thể gieo cấy giúp dân... nhưng tình hình vẫn không có biến chuyển. Chúng tôi hi vọng UBND tỉnh và Sở có giải pháp giúp huyện giải quyết vấn đề này”, ông Đông nói.

Ngoài bỏ hoang đất, theo ông Đông, vấn đề bao tiêu sản phẩm đầu ra cũng chưa cần được bàn bạc. Ngoại trừ HTX Đức Lâm tổ chức thu mua thì chưa có doanh nghiệp nào đứng ra bao tiêu lúa cho dân, trong khi Đức Thọ là vùng trọng điểm sản xuất cánh đồng mẫu lớn (vụ xuân khoảng 2.000ha; HT dao động 1.200ha) nên cần hỗ trợ các địa phương giải quyết bài toán này.  

“Nghèo” giống chất lượng

Nhìn vào bộ giống đưa vào cơ cấu cho thấy, Hà Tĩnh đang hướng đến tính an toàn, nghèo giống lúa chất lượng. Cụ thể, bộ giống chủ lực quanh đi quẩn lại là: PC6, Xuân Mai 12, TH3 – 3, VTNA2, TH3 – 5, Khang dân đột biến, Nếp 98, Nếp 87. Một số giống đã được công nhận quốc gia đưa vào khu vực hóa như Kim cương 111, VTNA6, DQ11. Tiếp tục sản xuất thử các giống có tiềm năng năng suất, chất lượng cao như BQ, Lam Sơn 8, QP5...

11-05-40_2
Hà Tĩnh phấn đấu kết thúc thu hoạch lúa HT trước 10/9

Ông Nghiêm Sỹ Đông cho rằng, cơ cấu giống vụ HT – mùa 2018 không có giống chất lượng để lựa chọn. Trong khi 2 giống lúa chủ lực là Thiên ưu 8 và Bắc thơm số 7 bà con sản xuất nhiều năm nay đều đã đưa ra khỏi cơ cấu của tỉnh nên vụ HT tới huyện không biết cơ cấu giống gì.

“Bây giờ đưa vào giống cũ, giống lúa lai dân sẽ không làm. Cái này cũng không thể ép dân được”, ông Đông nói. Đồng quan điểm, ông Phan Văn Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc bảo: “Năm nay nhiều giống lúa chất lượng bị bệnh đốm nâu nặng, nhiều khả năng lây lan sang cả vụ HT. Do đó việc cơ cấu giống chủ lực tại huyện sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước mắt, huyện đang nghiên cứu tiếp tục sản xuất thử một số giống triển vọng như BQ, Lam Sơn 8 để bổ sung vào bộ giống chủ lực của huyện”.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh: Các huyện phải chỉ đạo người dân áp dụng cơ giới hóa đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, song song triển khai làm đất, gieo cấy vụ HT 2018, hạn chế tối đa bỏ hoang diện tích. Đối với cơ cấu giống, sử dụng bộ giống ngắn ngày, ăn chắc. Tất nhiên, giống mới vẫn làm nhưng cần có sự theo dõi chặt chẽ. Giống nào tốt đem vào, hạn chế thì đem ra khỏi cơ cấu...
Theo Thanh Nga/Báo Nông Nghiệp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập727
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại783,199
  • Tổng lượt truy cập93,160,863
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây