Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ trồng quất dược liệu

Thứ tư - 25/04/2018 22:13
Trong tiết trời ấm áp của những ngày cuối xuân, đi dọc triền đê về Bãi Quỹ, xã Thành Lợi (Vụ Bản), chúng tôi cảm nhận được sức sống mới của vùng quê đang trên đà “thay da, đổi thịt”. Những vùng đất bãi hoang hoá trước đây nay đã được chuyển đổi sang trồng các loại rau màu, cây dược liệu xanh tươi, hứa hẹn mang đến cho người dân nguồn thu nhập ổn định.
 
Gia đình bác Đoàn Văn Hoa, xã Thành Lợi (Vụ Bản) thu hái quất dược liệu.
Gia đình bác Đoàn Văn Hoa, xã Thành Lợi (Vụ Bản) thu hái quất dược liệu.

Vừa thoăn thoắt hái quất trên những cành lá xanh mướt, lúc lỉu quả, vừa lau những giọt mồ hôi còn đọng trên trán, bác Đoàn Văn Hoa, chủ vườn quất dược liệu ở Bãi Quỹ vừa vui vẻ cho biết, gắn bó với các loại cây trồng đã nhiều năm nên bác cũng có nhiều kinh nghiệm trồng cây ăn quả và cây dược liệu. Năm 2011, được bạn bè “mách nước”, bác đã khảo sát và nhận thấy vùng đất bãi này có thể phát triển được nhiều loại cây trồng khác nhau lại đảm bảo chất lượng và các yếu tố “xanh, sạch” do nằm biệt lập và cách xa khu dân cư. Từ ý tưởng đó, ban đầu gia đình bác đã thuê một vài ha để trồng các loại cây như quất giống, chuối, húng bạc hà… Năm 2014, cán bộ của Cty TNHH Nam Dược đã về nghiên cứu vùng trồng để định hướng cho chiến lược phát triển nguồn dược liệu lâu dài. Sau khi nghiên cứu đất, nguồn nước và các điều kiện về khí hậu, Cty đã làm việc với gia đình bác để phát triển vùng trồng dược liệu sạch và chọn gia đình bác là hộ đầu tiên trong vùng tham gia dự án triển khai vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO) do Cty TNHH Nam Dược, Viện Dược liệu và Tổ chức Helvetas (Thụy Sĩ) phối hợp triển khai thực hiện tại Việt Nam. Tham gia vùng trồng này, ngoài việc có đầu ra ổn định, được bao tiêu toàn bộ sản phẩm bền vững với giá cả hợp lý, gia đình bác Hoa và lao động làm việc tại vùng trồng được trang bị kỹ thuật chăm sóc và trồng cây dược liệu theo GACP-WHO. Bác Hoa cho biết: Ban đầu, với diện tích 2ha quất dược liệu, mỗi năm tôi thu hoạch được khoảng 50-60 tấn quả, doanh thu khoảng 200-300 triệu đồng. Sau 4 năm triển khai vùng trồng quất dược liệu, hiện tại vùng trồng quất dược liệu của gia đình đã mở rộng trên diện tích 10ha trong tổng số 35ha của vùng đất bãi, trong đó riêng vùng trồng quất dược liệu khoảng 5-6ha, vùng trồng đỗ tương khoảng 3ha, diện tích còn lại trồng vừng đen, tam thất và sâm đại hành. Theo bác Hoa, trồng quất dược liệu sạch dùng để sản xuất si-rô ho cho trẻ em nên phải đảm bảo việc trồng trọt và thu hái cây thuốc đúng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và chỉ cho phép sử dụng thuốc sâu sinh học. Nhưng tại vùng đất bãi này, 4 năm qua bác chưa phải phun thuốc vì cây không có sâu và cây càng lâu năm thì càng khoẻ, rễ càng dày và ít sâu bệnh. Theo tiêu chuẩn, vườn quất được sử dụng phân NPK đầu trâu, nhưng với kinh nghiệm làm vườn lâu năm của mình, kết hợp với việc vùng trồng của gia đình bác cũng trồng được đậu tương nên bác đã xay đỗ tương ra làm phân bón. Theo bác, đỗ tương có độ đạm cao, nên sau khi xuất cho Cty phần đỗ đẹp để làm thực phẩm chức năng, những hạt đỗ xấu được bác xay ra làm phân bón cho cây rất tốt. Cây sẽ “ăn” dần dần chất dinh dưỡng nên rất khoẻ, cho quả đều và an toàn đúng theo tiêu chuẩn chứ không “bốc” nhanh như khi bón lân, đạm nhưng lại dư nhiều lượng thuốc BVTV trong quả. Với sản lượng mỗi ngày, thu hoạch khoảng 5-6 tạ quất tươi, để đảm bảo chất lượng nguồn hàng trước khi xuất cho Cty, bác Hoa là người trực tiếp kiểm tra sản phẩm. Trung bình mỗi năm gia đình bác thu hoạch khoảng 50 tấn quất dược liệu, riêng năm nay dự kiến vùng trồng của gia đình sẽ cung cấp cho Cty 60-70 tấn quất dược liệu. Từ việc trồng dược liệu, gia đình bác tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động quanh vùng với mức tiền công khoảng 100-180 nghìn đồng/ngày tuỳ theo khối lượng công việc. Ngoài việc duy trì trồng hơn 5ha quất dược liệu, năm 2017, gia đình bác thu hoạch được 5 tấn đỗ tương cho thu nhập 150 triệu đồng. Hiện tại gia đình bác đang trồng thêm 1.000 gốc nhãn trên diện tích 3 mẫu đất, trồng tam thất trên diện tích 1ha, trồng sâm đại hành trên diện tích 1 mẫu đất… Từ các loại cây dược liệu mỗi năm, gia đình bác Hoa có thu nhập khoảng 300-500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Mô hình trồng quất dược liệu của gia đình bác Đoàn Văn Hoa, xã Thành Lợi (Vụ Bản) đã và đang khẳng định hiệu quả kinh tế của việc liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp sản xuất trong phát triển dược liệu. Với sự năng động, dám nghĩ dám làm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bác Hoa là điển hình tiêu biểu cho những gương triệu phú nông dân sản xuất giỏi. Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa vùng dược liệu theo tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái cây thuốc của WHO đang là hướng đi đúng, vừa góp phần bảo tồn và phát triển được nguồn dược liệu sạch, vừa đảm bảo cho việc sản xuất thuốc tốt, đồng thời tạo được sinh kế cho các hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ đồng đất quê hương./.

Bài và ảnh: Minh Thuận/baonamdinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập941
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,106
  • Tổng lượt truy cập93,141,770
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây