Học tập đạo đức HCM

Vườn điều của cựu chiến binh

Thứ tư - 16/07/2014 03:52
Ông Trần Văn Bi, cán bộ khuyến nông xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước dẫn chúng tôi qua những cánh rừng cao su xanh ngút ngàn.

Vườn điều của cựu chiến binh

 

Cựu chiến binh Mai Tiến Chinh bên trang trại điều rộng 20 ha



Đến thôn 6, đột ngột ông dừng lại trước một ngôi nhà đồ sộ thiết kế theo kiểu Thái, trong sân có chiếc xe hơi đời mới.

 

“Đây là nhà, còn kế bên là trang trại điều và cao su rộng 58 ha của cựu chiến binh Mai Tiến Chinh đấy! Nhờ trồng điều và cao su, anh Chinh xây được nhà lớn, mua cả xe hơi đời mới và trở thành nông dân SX kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Anh Chinh chịu cày lắm, giờ này chắc đang ở vườn điều”, ông Bi nói.

Quả nhiên khi chúng tôi ra, anh Chinh đang phát cỏ, tỉa cành cho cây điều. Thấy chúng tôi tới, anh nghỉ tay và nói: “Các anh thông cảm, giống điều này thu hoạch xong là phải tỉa cành tạo tán ngay, nếu không làm, năm sau năng suất giảm trông thấy liền”.

Ngồi ngay dưới tán điều rợp mát, anh Chinh vui vẻ cho biết, quê ông ở huyện Đông Hưng, Thái Bình. Năm 1971 anh lên đường đi bộ đội, đến 1974 thì phục viên. Cũng như bao thanh niên khác, anh về quê làm ruộng rồi lấy vợ. Do điều kiện ở quê đất chật người đông, năm 1978 anh tình nguyện đi theo đoàn xây dựng kinh tế mới tại xã Bù Nho, huyện Phước Long, nay là xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.

Lúc đó, nhà nước cấp cho 1 ha đất hoang, làm cho 1 lán tranh và cấp 6 tháng gạo để ăn, rồi tiếp tục khai phá đất hoang. Ai khai phá được bao nhiêu thì cứ trồng trọt, chăn nuôi, không phải mua. Sau khi ăn hết 6 tháng gạo, gia đình anh Chinh phát thêm được 3 ha.

Ngồi nhớ lại những ngày đầu gian khó, anh Chinh kể: “Hồi mới vào đây cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, tài sản lớn nhất của hai vợ chồng là cậu con trai 5 tuổi. Nhưng do công việc, hàng ngày cứ sáng sớm cho con ăn xong, vợ chồng phải để con ở trong nhà để đi phát rẫy. Cứ thế, thi thoảng lại chạy về ngó con, cho ăn, uống nước, rồi lại đi cày tiếp”.

Có rẫy rồi, anh chị lại lo trồng khoai lang, tỉa lúa, bắp… May mắn là đất ở đây tốt, nhà nhà trồng khoai, trồng bắp, tới mùa thu hoạch bắp khoai đầy đồng nhưng không có phương tiện vận chuyển.

“Đêm nằm tôi cứ trằn trọc mãi, rồi quyết định về quê mượn tiền mua 1 cặp bánh xe bò, vào rừng lấy gỗ đóng thành xe và mua một con bò để kéo xe chở bắp, chở khoai cho gia đình và làm dịch vụ chở thuê. Tới mùa thu hoạch lúa, thấy người dân vất vả phải đập lúa bằng tay, chở lúa bằng xe đạp thồ, cả xã không có lấy một cái máy xát gạo, tôi lại gom tiền mua máy phục vụ cho bà con”, anh Chinh tâm sự.

Cứ thế mùa tiếp mùa, anh làm luôn tay không có thời gian nghỉ, khi chiếc xe bò không đủ sức để vận chuyển nông sản cho dân, một lần nữa anh lại tìm cách gom tiền mua 1 chiếc máy cày để chuyên chở các mặt hàng nông sản, mấy năm làm ăn được, đất đai rẻ anh lại đầu tư mua đất.

Ông Trần Văn Bi cho biết: “Hiện toàn xã có 961 ha đất trồng điều, tuổi thọ của điều trên dưới 20 năm. Ngày trước, hầu hết bà con trồng giống điều hạt, những năm gần đây khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân, thu hái cho nông dân. Đặc biệt nhiều diện tích điều đã được chuyển đổi giống, từ giống điều hạt sang trồng giống điều cao sản”.

Do canh tác nhiều năm đất đai bắt đầu bị bạc màu, trồng lúa, khoai, năng suất không cao như trước. Lúc này (năm 1986) có chủ trương chuyển đổi cây trồng, anh mạnh dạn chuyển qua trồng thử nghiệm 5 ha điều (giống điều hạt).

Qua quá trình trồng thử nghiệm, anh thấy cây điều ở xã Long Hưng nói riêng, huyện Bù Gia Mập nói chung rất phù hợp và phát triển tốt, chỉ sau 3 năm cây điều bắt đầu đơm bông kết trái, cây nào cây nấy trĩu quả. Do là người đi tiên phong, mấy năm trúng giá được mùa, anh lại tiếp tục đầu tư tiền mua thêm đất để trồng điều.

Anh Chinh cho biết, theo quy luật tự nhiên trồng cây gì cũng không thể tốt mãi được, trồng nhiều năm giống bị thoái hóa, cây bị bệnh nhiều, năng suất giảm. Năm 2004, anh mạnh dạn phá bỏ 7 ha điều hạt, chuyển qua trồng điều ghép.

Nhờ được tham dự nhiều lớp tập huấn, được chuyển giao quy trình kỹ thuật, cây điều được chăm sóc tốt hơn, năng suất cũng được cải thiện rõ rệt. Tới thời điểm này anh đã trồng được 20 ha điều, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/ha.

Sau những năm đi xây dựng quê hương mới, hiện gia đình anh Mai Tiến Chinh đã sở hữu trong tay 58 ha đất, trong đó có 20 ha trồng điều và 38 ha cao su. Mỗi năm gia đình thu nhập hàng tỷ đồng. Vị cựu chiến binh này còn tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động thời vụ.

Nhờ có bát ăn, bát để hàng năm anh trích từ 10 - 15 triệu để ủng hộ các phong trào ở địa phương. Những cố gắng nỗ lực của anh đã được rất nhiều bằng khen, giấy khen của chính quyền và các cấp hội. Anh cũng là điển hình “Nông dân SX kinh doanh giỏi” cấp tỉnh và trung ương. Học cách làm của anh, nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất mới này.


 

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay26,961
  • Tháng hiện tại220,054
  • Tổng lượt truy cập92,597,718
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây