Học tập đạo đức HCM

Cô giáo mầm non tâm huyết với nghề

Thứ sáu - 04/12/2020 04:09
Nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, luôn hết lòng tận tụy với công việc, đó là những lời nhận xét của đồng nghiệp và phụ huynh khi nói về cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trường Mầm non Quang Sơn, huyện Lập Thạch.

Tốt nghiệp Đại học sư phạm mầm non, cô Xuân được phân công về giảng dạy tại ngôi trường này. Gần 20 năm gắn bó với nghề, xác định giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, cô luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, tâm huyết và kiến thức để nuôi dạy, chăm sóc các em. Với phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, trong mỗi trang giáo án, cô luôn trăn trở, đầu tư tâm huyết xây dựng bài giảng, lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống để tạo hứng thú cho các em. Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm, sâu sát để nắm bắt tâm lý, tính cách, sở thích của mỗi em, từ đó, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, hài hòa. Cô tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, qua việc trình chiếu hình ảnh, video, giúp các em được quan sát trực quan, sinh động; tìm hiểu, đọc thêm các tài liệu, trên mạng internet để áp dụng sáng tạo làm đồ chơi, đồ dùng học tập phục vụ tiết dạy hiệu quả hơn. Vì vậy, tất cả các em đến lớp đều thích tham gia các hoạt động, phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo.

Quang Sơn là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những ngày đầu được phân công về giảng dạy nơi đây, cô Xuân gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, có những lớp cô phụ trách có tới 2/3 học sinh là dân tộc thiểu số, nhiều gia đình chưa quan tâm đến giáo dục mầm non. Để khắc phục tình trạng này, cô Xuân đã tích cực tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng bào nơi đây để tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường. Cô tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các trò chơi, phương pháp giáo dục, phát hiện ưu điểm của từng trẻ để động viên, khuyến khích, nhờ đó, trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong học tập, vui chơi.

Trong những năm gắn bó với nghề, cô Xuân luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một cô giáo mầm non về đạo đức nghề nghiệp. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ rất quan trọng. Trẻ mầm non hiếu động, tinh nghịch và rất dễ bắt chước người lớn. Để hình thành nên nhân cách tốt cho trẻ,  cô  luôn giữ hình ảnh một người giáo viên với lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giàu lòng nhân ái, ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh, đặc biệt là với trẻ luôn chuẩn mực và là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. 

Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn của trường, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân luôn gương mẫu, trách nhiệm cao trong công việc, linh hoạt đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ như: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, cập nhật và chia sẻ những kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động dạy học, giải quyết các tình huống trong dạy học, kĩ năng đánh giá giờ dạy, tạo môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện kĩ năng dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp. 

Với nỗ lực không ngừng, nhiều năm liền cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân được công nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, cô được Thủ Tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Phạm Huệ/vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm213
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại815,405
  • Tổng lượt truy cập88,170,475
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây