Học tập đạo đức HCM

Đắk Nông: Thu nhập hàng tỷ đồng/năm nhờ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Chủ nhật - 11/07/2021 07:06
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ hoạt động hiệu quả. Điển hình là mô hình trồng cây ăn quả của bà Nguyễn Thị Mai - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất Nông, Lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú đóng tại thôn Phú Thuận, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô.
12
Bà Nguyễn Thị Mai bên vườn cam trĩu quả

 
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), bà Mai đã quyết tâm tìm vào huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) để lập nghiệp bằng việc thu mua nông sản rồi đem bán cho các tỉnh bạn và xuất khẩu sang Nhật Bản. Sau hơn 20 năm trong nghề, nhờ được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nông hộ, trang trại... bà nhận thấy việc nông dân lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã lộ rõ nhiều bất cập. Cùng với đó, đã có những chuyến hàng nông sản khi xuất sang Nhật Bản lại bị trả về do tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.

 
Bà luôn trăn trở làm sao để nông dân sản xuất và tạo ra được sản phẩm nông sản an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như đáp ứng những yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Với mong muốn đó, bà đã quyết định thuê 22 ha đất trồng cây ăn quả để thực hiện khát vọng vẫn ấp ủ - sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

 
Tuy nhiên, khởi đầu của bà cũng vấp phải nhiều khó khăn khi phần lớn diện tích đất canh tác có bề mặt là những hòn đá tổ ong xếp thành nhiều lớp, rất khó để phát triển sản xuất quy mô lớn. Để cải tạo đất, bà đã trồng cỏ dại trong vườn cây để giảm nhiệt độ vào mùa nắng và chống xói mòn vào mùa mưa; đồng thời còn cân bằng được hệ sinh thái, giúp các vi sinh vật có lợi phát triển và tạo độ màu mỡ cho đất. Cỏ mỗi khi được cắt xuống cũng tạo ra nguồn phân bón sạch và giúp cho thảm thực vật phát triển.

 
Nhờ tích cực tìm hiểu và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, bà đã sử dụng phân gà qua xử lý để đem bón trên cây trồng thay cho phân bón tổng hợp; dùng các chế phẩm sinh học thay thế thuốc BVTV để diệt các loại côn trùng gây hại cho cây... Từ đó, vừa tạo ra môi trường tốt cho những sinh vật có lợi phát triển vừa giúp cân bằng môi trường sinh thái.

 
Hơn 04 năm kiên trì cải tạo và chăm sóc, hiện, vườn cây ăn quả và rau củ của bà rộng 22 ha đang được phủ xanh với các loại cây như: Cam, quýt, cà chua, ớt chuông… phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, cây trồng chủ lực là cam, quýt với diện tích hơn 6ha, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ có vị ngọt thanh, đậm đà.
 

Năm 2020, bà đứng ra vận động người dân trên địa bàn liên kết lại để thành lập Hợp tác xã sản xuất Nông, Lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú. Mỗi năm, Hợp tác xã đã cung cấp ra thị trường hơn 70 tấn hoa quả, 80 tấn rau củ, quả.

 
Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ nên sản phẩm nông sản của Hợp tác xã luôn bán được giá cao hơn so với thị trường. Tiêu biểu như: Hoa quả bán giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg; các loại rau, củ bán giá 25.000 - 35.000 đồng/kg... Bình quân thu nhập đạt trên 2,5 tỷ đồng/năm. Hiện nay, các sản phẩm nông sản của Hợp tác xã đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc và được tiêu thụ tại hơn 50 siêu thị, của hàng trong nước.

 
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, bà Mai còn là tấm gương điển hình trong việc thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đồng cảm với những người nông dân gặp khó khăn khác, bà luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, giống cây cho các thành viên trong Hợp tác xã. Đồng thời, hàng năm Hợp tác xã giúp giải quyết việc làm cho từ 7 - 10 lao động có việc làm thời vụ và thường xuyên với mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng.

 
Thời gian tới Hợp tác xã sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, liên kết với Công ty TNHH Kata Farm Hub để xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản.

 
Theo Trọng Tặng/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập557
  • Hôm nay48,560
  • Tháng hiện tại707,887
  • Tổng lượt truy cập93,085,551
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây