Học tập đạo đức HCM

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng giúp nông dân có thu nhập cao

Thứ hai - 13/09/2021 06:55
Sau nhiều năm trồng và chăm sóc vườn cam, quýt nhưng hiệu quả mang lại không cao, đôi lúc ông Trần Văn Bền, ấp Phương Bình 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú cảm thấy chán nản. Thế nhưng, với sự “đồng hành” của Ngân hàng Agribank - chi nhánh huyện Mỹ Tú về vốn và khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương đã thôi thúc ông tìm tòi, học hỏi các mô hình kinh tế phù hợp và đã thành công với mô hình nuôi dê nhốt chuồng.

 


Nhờ chăm sóc tốt nên đàn dê của gia đình ông Bền ngày càng tăng đàn và cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh Quang Bình

 

    Với tính cách là người nông dân nên “nghĩ là làm”, ông Bền đã tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc, phòng tránh các bệnh thường gặp ở loài dê trên các trang mạng xã hội, trên internet. Khi điều kiện đã sẵn sàng, ông bắt tay ngay vào việc thực hiện mô hình. Theo ông Bền, vào năm 2013 - 2014, gia đình trồng cây cam, quýt (trước là cây tràm, cây mía) tuy nhiên hiệu quả kinh tế không cao và cây đã hư hết rồi. Sau đó, đứa con trai học xong đại học về phụ tiếp gia đình và tình cờ trong lần lên mạng internet thấy mô hình nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao nên ông quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, ngoài kỹ thuật nuôi thì cái khó nhất lúc đó là vốn và gia đình ông đã được “gỡ” khi được Ngân hàng Agribank - chi nhánh huyện Mỹ Tú cho vay vốn để thực hiện mô hình.

    “Khi mới khởi nghiệp với mô hình, gia đình tôi chỉ có 7 con dê. Trong những ngày đầu chuyển sang nuôi dê, tôi cũng gặp không ít khó khăn vì phải tính toán làm thế nào để đàn dê phát triển tốt và có đầu ra ổn định. Nhưng với sự quyết tâm của bản thân nên những trở ngại ban đầu rồi cũng trôi qua. Kết quả qua nhiều năm tích cực chăm sóc, đàn dê của gia đình cũng tăng lên đến 80 con” - ông Bền bộc bạch.

    Qua tìm hiểu được biết, nuôi dê nhốt chuồng khá nhàn nên người nuôi vẫn có thời gian làm việc khác; hơn nữa dê sinh sản nhanh, khả năng thu hồi vốn chỉ trong thời gian ngắn. Chuồng trại nuôi dê được làm đơn giản, với diện tích khoảng 40m2/chuồng; vật dụng chủ yếu là gỗ tạp, mái lợp lá hoặc tol. Điều đặc biệt là chuồng dê làm phải cao ráo, cách 1 mét so với mặt đất và làm theo kiểu chuồng sàn. Các thanh gỗ lát sàn có khe hở để bảo đảm phân và nước thải lọt xuống. Đối với dê sinh sản, phải bám sát chu kỳ và lập sổ ghi chép kỹ lưỡng quá trình phối giống cũng như sinh sản của đàn dê. Cũng theo ông Bền, lợi thế lớn nhất khi nuôi dê là tận dụng được thức ăn có sẵn trong vườn nhà. Vì dê là loài ăn tạp nên mình có thể không tốn nhiều chi phí để mua thức ăn mà chỉ tốn công cắt cỏ và sắt nhỏ thân cây chuối để cho dê ăn.

    Chia sẻ với chúng tôi về đầu ra của con dê, ông Bền phấn khởi: “Hiện nay, thị trường tiêu thụ dê thịt khá “rộng cửa” khi có nhiều thương lái đến gia đình để tìm mua dê tận chuồng. Theo đó, dê xuất chuồng có trọng lượng từ 25 đến 40kg/con, bán với giá từ 90.000 - 110.000 đồng/kg. Ngoài nuôi dê thịt, gia đình tôi còn cung cấp ra thị trường dê giống cho bà con trong và ngoài huyện, cũng như ngoài tỉnh. Dê giống được nuôi khoảng 6 tháng tuổi là có thể xuất bán với giá 3 triệu đồng/con”. Với cách làm hiệu quả nêu trên, mỗi năm gia đình ông Bền xuất chuồng khoảng 30 con dê các loại, thu về trên 100 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi dê, gia đình ông Bền còn kết hợp nuôi thỏ và trồng cây ăn trái. Việc nuôi dê, nuôi thỏ giúp gia đình ông tận dụng được nguồn phân để bón cho vườn cây xanh tốt, giúp tăng thêm thu nhập.

    Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Hưng Phú nói riêng và toàn huyện Mỹ Tú nói chung thời gian qua có nhiều triển vọng. Để hỗ trợ bà con nông dân, Ngân hàng Agribank - chi nhánh huyện Mỹ Tú đã cung cấp đầy đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, phục vụ mục đích tiêu dùng cho bà con; qua đó góp phần giúp bà con có vốn sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Quang Bình/soctrang.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay32,449
  • Tháng hiện tại1,178,293
  • Tổng lượt truy cập92,352,022
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây