Học tập đạo đức HCM

Lợi ích từ trồng sen trên đất trũng

Thứ hai - 06/09/2021 09:38
Gần đây, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, các vùng thấp trũng bàu, ao hồ để trồng sen đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, trên cơ sở phát huy lợi thế giá trị của cây sen. Đến nay, toàn xã Triệu Sơn đã chuyển đổi từ đất vùng trũng và hoang hóa sang phát triển trồng sen được 37 ha.


Thương hiệu "Sen quê An Lưu" của xã Triệu Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể.


Trong những ngày này nhiều hộ trồng sen ở huyện đã vào vụ chính thu hoạch sen. Bạt ngàn bông hoa sen hồng, thoang thoảng tỏa hương trong gió và đang đua nhau khoe sắc trên những đồng ruộng, đầm, ao, hồ bỏ hoang lâu nay, đã tạo nên nét đẹp cho bức tranh vùng quê.


Là một trong những người tiên phong và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng sen ở huyện Triệu Phong, anh Trần Quốc Quý, thôn An Lưu, xã Triệu Sơn trồng 2,5ha sen.


Anh Quý cho biết, sen là loại cây rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, chỉ mất chi phí đầu tiên cho lần xuống giống sau đó chỉ chăm sóc bón phân và cho thu hoạch. Theo ước tính, trồng sen cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với các cây trồng khác cùng diện tích và cùng thời điểm.


Sen được anh trồng 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 - 6 tháng có thể cho thu hoạch, sen nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8. Hiện tại thị trường sen đang dễ bán, hạt sen có đầu ra, giá cả ổn định và được thị trường ưa chuộng, các thương lái tìm đến thu mua tận nơi.


“Đầu vụ, giá sen hạt khoảng 40 đến 50 nghìn đồng/kg, cuối vụ khoảng 30 nghìn đồng/kg. Mỗi ha trồng sen cho năng suất trung bình khoảng  2,8- 3,2 tấn/ha với thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, trừ chi phí tôi thu lãi từ 70-80 triệu đồng/ha”, anh Quý chia sẻ.


Từ hiệu quả của mô hình này, việc trồng sen đã và đang tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa phương, mở ra hướng trong chiến lược phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới.


Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Đức Hùng, Phó Chủ tịch Hội ND xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong cho biết: Cây sen hiện đang là một sản phẩm được xã Triệu Sơn quan tâm để xây dựng thành sản phẩm chủ lực.


Thời gian qua Hội ND xã đã tích cực phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ dân chuyển đổi các diện tích sản xuất kém chất lượng sang trồng sen cho thu nhập cao, và việc phát triển, xây dựng thương hiệu sen được địa phương và bà con nông dân rất hưởng ứng.


Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng sen trên địa bàn huyện Triệu Phong hơn 100ha, tập trung nhiều ở các xã: Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Thượng, Triệu Hòa, Triệu Trạch...


Thời gian qua các địa phương trên địa bàn huyện đã rà soát diện tích lúa vùng ngập nước hiệu quả thấp và một số diện tích thấp trũng khác để vận động người dân chuyển đổi trồng sen và đây là mô hình kinh tế rất có hiệu quả trong thời gian qua trên địa bàn huyện.


Cùng với đó, chính quyền địa phương các xã đã phối hợp với các đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật như Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất; hỗ trợ các cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ sen nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, tìm kiếm phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.



Hiện nay, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện đã mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm,tăng cường quảng bá thông qua các chương trình, lễ hội đối với các sản phẩm từ cây sen.


Hiện nay, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Triệu Phong đã mạnh dạn đầu tư, phát triển diện tích trồng sen, góp phần không nhỏ cho công tác xóa đói giảm nghèo.


Chị Trần Thị Lan, chủ cơ sở Nông sản sạch Trần Lan trên địa bàn huyện Triệu Phong cho biết: Để giúp sơ chế, sấy khô sản phẩm sen nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Với sự giúp đỡ hỗ trợ máy móc của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, cơ sở sản xuất của chị đã giúp các hộ dân chế biến, bảo quản sản phẩm sen sau thu hoach, với các sản phẩm: Sen sấy lạnh, bột lá sen, tim sen, trà ướp hoa sen.


Đặc biệt nhờ có máy sấy sấy lạnh đã phần nào giúp bà con trồng sen trên địa bàn huyện sấy khô hạt sen, giúp bảo quản hạt sen rất tốt, từ đó nâng cao giá trị thành phẩm.


Sen đã bóc vỏ có giá từ 100-150 nghìn đồng/kg, trong khi đó sen đã sấy khô ép chân không có giá lên đến 350 nghìn đồng/kg. Giá thành của sen đã sấy khô cao hơn hẳn giá sen tươi, không chỉ vậy còn có thể bảo quản được thời gian lâu. Vì vậy, rất thuận tiện cho việc đưa ra thị trường tiêu thụ.


Những hiệu quả và lợi ích mang lại từ cây sen như tận dụng được nguồn đất thấp trũng để sản xuất, chống hoang hóa lãng phí, góp phần cải thiện môi trường tạo cảnh quang, và giúp tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở các địa phương.
 
Theo Phan Việt Toàn/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay41,362
  • Tháng hiện tại652,871
  • Tổng lượt truy cập88,007,941
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây