Là một trong những hộ nuôi trồng thủy sản quy mô lớn ở huyện Vĩnh Tường, ông Nguyễn Công Cát, thôn Đông, xã Phú Đa cho biết, gia đình ông có trên 3ha nuôi cá giống mới. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ thiết bị máy quạt nước tạo sóng, tạo ô xy, máy cho ăn tự động, 2 năm qua, việc nuôi, chăm sóc ao cá của gia đình ông rất nhàn. Đặc biệt năng suất, sản lượng cá cao gấp 3 - 4 lần so với việc nuôi cá theo phương pháp truyền thống.
Còn ông Trần Xuân Minh, thôn Trung Nha, xã Hồng Phương, huyện Yên Lạc cho hay: Nuôi thâm canh cá giống mới, người nuôi kiểm soát được mật độ, dịch bệnh, quản lý được sinh vật ngoại lai, khi đánh bắt, thu hoạch giảm được nhân công... Do được xây dựng theo tính chất VietGAP nên sản phẩm sạch, được thị trường ưa chuộng hơn.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh có gần 7.000ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Thực hiện Nghị quyết số 201 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, Sở đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản hỗ trợ gần 380 máy sục khí tạo oxy nuôi cá, trên 480 ha cá giống mới cho các hộ chăn nuôi thủy sản trên địa bàn. Năm 2020 giao Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh thực hiện chương trình hỗ trợ nuôi 2 giống cá mới là cá chép lai 3 màu và cá rô phi đơn tính cho 17 hộ dân huyện Lập Thạch với diện tích 30ha, tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 913 triệu đồng.
Để bảo đảm quyền lợi cho người chăn nuôi, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với phòng Kinh tế các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát, thẩm định, lựa chọn các hộ đủ điều kiện hỗ trợ; tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi, phòng và trị bệnh cho cá. Trong quá trình triển khai, thường xuyên cử cán bộ chuyên môn theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, điều chỉnh thức ăn, thay nước, kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá và phát hiện bệnh để có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với tỷ lệ cá sống cao, dịch bệnh ít, thời gian nuôi được rút ngắn và giảm chi phí đầu tư, chương trình hỗ trợ nuôi thâm canh cá giống mới bước đầu đã mang lại quả kinh tế thiết thực cho người dân, đặc biệt là nêu cao trách nhiệm của người chăn nuôi trong việc cung cấp nguồn thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, mở ra hướng đi mới trong việc liên kết sản xuất, cung ứng chuỗi sản phẩm sạch để cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Đức Thiện/http://ntmoi.vinhphuc.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã