Học tập đạo đức HCM

Mạnh dạn đầu tư mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Thứ hai - 21/12/2020 22:36

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của chị Sen cho hiệu quả cao

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của chị Sen cho hiệu quả cao
Trồng cây gì và nuôi con gì để phát triển kinh tế là câu hỏi khó trả lời khi hiện nay giá cả thị trường không ổn định. Nhận thấy nhu cầu nông sản sạch ngày càng cao và thị trường hiện tại đang khan hiếm, chị Nguyễn Thị Ngọc Sen ở tổ 5 phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Lắk đã lựa chọn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Qua tìm hiểu và được biết dưa lưới có tiềm năng phát triển, lại phù hợp với điều kiện khí hậu ở Đắk Nông, không phụ thuộc vào chất đất nên chị Ngọ Sen mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống nhà màng trên diện tích 1.500m2 để trồng 3.500 gốc dưa lưới. Chị cho biết, sở dĩ chi phí làm nhà màng cao hơn so với giá thị trường là do địa hình vườn của chị dốc. Chị trồng dưa lưới trong túi FE có trộn giá thể sơ dừa, phân hữu cơ ủ hoai mục và đất sạch. Ngoài ra, chị còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Isreal, là hệ thống tưới tự động với phân bón được hòa tan vào trong nước giúp giảm thiểu chi phí nhân công. Giống dưa lưới chị lựa chọn trồng chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản như: Matsue 66, Inchiba ruột xanh, F1 Crete No.1… và giống dưa lưới F1 TL3 của Việt Nam.

Đến nay chị Sen đã trồng được 4 vụ dưa lưới và lượng trái của vụ 4 đã ổn định hơn so với vụ đầu tiên. Chị chia sẻ kinh nghiệm của mình như sau: Dưa lưới sau khi trồng được 7 đến 10 ngày, cây bắt đầu ra tua cuốn, chị cho công nhân tiến hành treo dây để cố định cây. Đến khi cây ra hoa thì tiến hành thụ phấn bằng tay hoặc thụ phấn bằng ong, nhưng lưu ý thùng ong cần phải được che mát trong nhà màng để ong không bị chết vì nóng. Thời gian thụ phấn tốt nhất từ 6 đến 10 giờ sáng. Việc tưới nước cho dưa lưới cũng rất quan trọng: tùy vào giai đoạn của cây mà số giờ tưới và số lần tưới sẽ khác nhau, giai đoạn đầu cần tưới 50 phút/ngày phân bổ đều cho 2-3 lần tưới/ngày. Chị kết hợp 2 bao phân A,B - Ponygreen chuyên cho tưới nhỏ giọt bởi loại phân này tiện lợi cho nhà vườn chưa biết pha công thức phân bón. Trong quá trình cây ra quả, chị Sen giữ lại 1 quả/cây giúp quả đạt trọng lượng mong muốn và cây khỏe hơn.

Dưa lưới là loại cây ngắn ngày, chỉ 65 ngày (tùy từng giống) trồng và chăm sóc đã cho thu hoạch. Một năm chị trồng được 4 vụ, trung bình mỗi quả dưa lưới đến thời điểm thu hoạch đạt trọng lượng từ 1,2 -1,5 kg/quả. Sau một thời gian trồng lấy kinh nghiệm, hiện tại sản lượng dưa lưới thu hoạch đạt 3,5 đến 4 tấn/1.500m2, với giá bỏ sỉ 40.000 - 45.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí và khấu hao hàng năm, chị Sen thu về lợi nhuận hơn 250 triệu/năm.

Trong thời gian trồng, chị Sen rất chú trọng đến việc được được đầu ra cho sản phẩm của mình. Ngoài tìm được mối bỏ sỉ, chị cũng dành một phần sản lượng để quảng bá với người tiêu dùng trong tỉnh. Với kinh nghiệm cung cấp ra thị trường sản phẩm dưa lưới, chị Sen cho biết, dưa lưới có thể đạt trọng lượng 1,8 - 2,5 kg nhưng khách hàng không ưa chuộng quả to quá nên rất khó nhập cho các cửa hàng bán trái cây; Còn quả nhỏ dưới 1 kg thì vỏ quả dưa lưới thường dày chiếm nhiều phần thịt quả, ăn không được ngon so với trái nặng từ 1,2 - 1,5 kg.

Không dừng lại với cây dưa lưới, chị Sen tiếp tục mở rộng thử nghiệm trồng thêm một số loại cây mới lạ như dâu tây, dưa hấu pepino… Dự định trong thời gian tới chị liên kết một số nhà vườn có chung trí hướng để thành lập hợp tác xã sản xuất mặt hàng cây ăn quả công nghệ cao.

Lợi nhuận từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đem lại khá cao. Đây chính là tín hiệu đáng mừng trong sản xuất nông nghiệp sạch, giúp người nông dân mạnh dạn làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Theo Nguyễn Thị Thu Hằng/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,061,498
  • Tổng lượt truy cập92,235,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây