Học tập đạo đức HCM

Gieo “vàng” trên bãi cát hoang (Bài 2): Hành trình tìm công nghệ

Thứ hai - 03/03/2014 22:37
Hà Tĩnh có 137 km đường bờ biển kéo dài với hơn 13.500 ha đất hoang hóa ven biển, đó luôn là đề tài thôi thúc các nhà khoa học, các cấp ngành trong việc tìm ra phương án hợp lý nhất để cải tạo điều kiện tự nhiên giúp bà con có tư liệu sản xuất. Hành trình dài và gian nan đi tìm lời giải cho việc áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu đã dần hé lộ đáp số đầu tiên bằng những thành công bước đầu trên vùng đất chết.

Những công trình nghiên cứu bỏ ngõ

Công tác nghiên cứu các giải pháp cải tạo, sử dụng đất cồn cát ven biển có hiệu quả theo hướng bền vững nhằm ổn định cuộc sống cho người dân ở 29 xã bãi ngang và 32 xã phụ cận, tạo mô hình cho vùng tái định cư mỏ sắt Thạch Khê là vấn đề luôn được đặt ra và cần cách giải quyết thấu đáo. Từ trước đến nay, khát vọng đánh thức vùng đất chết đã thôi thúc các cá nhân và tổ chức tâm huyết nên có không ít công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề tìm giải pháp cho việc phát triển kinh tế vùng bãi ngang.

Gieo “vàng” trên bãi cát hoang (Bài 2): Hành trình tìm công nghệ
Công nghệ tưới nước hiện đại được đưa vào phục vụ dự án tại Thạch Văn

Một trong số đó là đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp cải tạo, sử dụng cồn cát ven biển theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh” do Sở Khoa học Công nghệ giao cho Trung tâm KHCN - Tư vấn đầu tư Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh thực hiện. Mục tiêu cụ thể của đề tài là xác định biện pháp kỹ thuật cải thiện độ phì nhiêu của đất cát hoang hóa nhằm sử dụng đất có hiệu quả lâu dài, đồng thời tìm ra cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất nghiên cứu.

Thôn Đồng Bạn (Thạch Văn- Thạch Hà) được lựa chọn thực hiện đề tài, triển khai thử nghiệm trên 4 hộ dân. Hay như Dự án “Xây dựng làng sinh thái phát triển bền vững trên vùng đất hoang hóa ven biển Hà Tĩnh” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ thực hiện từ năm 2004-2010. Ông Đào Nghĩa Nhuận - Phó Chủ tịch Hội KH&KT NN Hà Tĩnh cho biết: “Hầu hết các đề tài nghiên cứu đều cho kết quả nghiệm thu đáp ứng với yêu cầu đặt ra nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, chưa có cơ hội để mở rộng và phát triển.

Khi triển khai các dự án, đối tượng tiếp nhận chủ yếu là dân nghèo nên sau khi chuyển giao công nghệ, người dân không có nguồn vốn để tiếp tục mở rộng sản xuất”. Chỉ từ khi Dự án “Xây dựng mô hình trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh” do Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại (KS&TM) Hà Tĩnh phối hợp Sở NN&PTNT cùng với đối tác là Công ty TNHH Finepon (Hồng Công, Trung Quốc) thực hiện được sự đầu tư đồng bộ thì giấc mơ chinh phục bãi cát hoang hóa ven biển mới dần trở thành hiện thực.

Từ Dongshanđến Thạch Văn

Sau chuyến tham quan những trang trại rau, củ, quả ngút ngàn trên vùng cát từ khu vực khai thác mỏ ở Dongshan (Trung Quốc), khát vọng “cát nở hoa” trên những vùng quê ven biển quê nhà như càng thôi thúc các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng các cán bộ, kỹ sư tâm huyết. Dự án "Xây dựng mô hình trồng rau, củ, quả trên đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh" tại vùng cát 12 ha ở xã Thạch Văn (Thạch Hà) được đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước, ứng dụng công nghệ sản xuất rau an toàn của Hồng Kông đã đi vào sản xuất những luống rau màu đầu tiên vào Quý III- 2013.

Gieo “vàng” trên bãi cát hoang (Bài 2): Hành trình tìm công nghệ
San đất, lắp đặt hệ thống tưới theo công nghệ của Công ty TNHH Fineton (Đài Loan)

Anh Nguyễn Hữu Ngọc – Điều phối viên Dự án cho biết: “Khác với cách canh tác truyền thống, biện pháp canh tác của Dự án có nhiều điểm khác biệt như việc xác định mực nước ngầm thấp hơn 70 cm so với mặt đất; bón cân đối, hợp lý các loại phân trong suốt quá trình sinh trưởng của cây; sử dụng các biện pháp lên luống, gieo hạt, chăm sóc theo hướng dẫn của các chuyên gia và yếu tố quan trọng nhất là hệ thống tưới tự động có thể chủ động điều tiết được nhu cầu nước của cây trồng”.

Sự thành công của Dự án bên cạnh việc áp dụng tiến bộ KH-KT hiện đại, sự tảo tần nắng mưa của hàng chục cán bộ, công nhân ngày đêm tâm huyết với từng luống rau củ còn là sự hỗ trợ, hậu thuẫn rất lớn của các cấp chính quyền, đặc biệt là Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự. Sau gần 3 tháng trăn trở gieo mầm, giờ đây bãi cát mênh mông 12 ha đã được bao phủ bởi màu xanh tràn đầy nhựa sống của rau củ hay đó cũng chính là sự sống đang dần nảy sinh trên vùng đất “chết”.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập416
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,520
  • Tổng lượt truy cập92,033,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây