Học tập đạo đức HCM

Nhật ký đồng ruộng - Việc làm nhỏ, hiệu quả lớn

Thứ năm - 18/04/2013 22:44

TẠI SAO NÊN GHI CHÉP NHẬT KÝ SX?

Với nhiều nông dân và kể cả cán bộ chưa nhìn nhận hết tính cấp thiết phải ghi chép nhật ký SX (hay còn gọi là nhật ký đồng ruộng) trong lúc thực tiễn đã đến lúc đòi hỏi việc ghi chép nhật ký SX như là việc làm cần bắt buộc và phải xem nó là một trong những động lực phát triển của SX nông nghiệp trong thời gian tới. Sự cấp thiết được thể hiện ở những mặt sau:

Nông sản Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, không chỉ lúa gạo, cao su, hồ tiêu, cà phê, điều mà cà các mặt hàng chè, rau, quả. Thị trường không chỉ những nước đang phát triển châu Á, châu Phi mà cả những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, châu Mỹ.

Điều mà người tiêu dùng, nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên là độ an toàn, truy xuất được nguồn gốc. Giấy chứng nhận an toàn sẽ được các cơ quan nhà nước Việt Nam chứng thực, nhưng để chứng thực được thì phải có cơ sở mà một trong những cơ sở đó là nhật ký đồng ruộng của người SX. Bangladet, một nước cũng đang trong giai đoạn phát triển nhưng họ đã làm tốt công tác này.

Có nhật ký đồng ruộng, người nông dân không những được lợi trong tiêu thụ sản phẩm có giá cao hơn mà còn qua đó họ tự đúc kết, đánh giá được hiệu quả của SX, của từng giải pháp kỹ thuật, của từng loại phân bón, thuốc BVTV… nên họ có thể điều chỉnh được trong việc sử dụng vật tư tối ưu để sao cho đạt năng suất cao nhưng lại có giá thành thấp nhất. Điều đấy rất có ý nghĩa vì nông sản của họ có sức cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn.

Các chuyên gia kỹ thuật, các nhà quản lý dựa vào đấy để có thể đánh giá, đúc kết hiệu quả thực tế trên đồng ruộng của từng giải pháp kỹ thuật, để điều chỉnh, cải tiến các giải pháp sao cho phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán SX.

Việc ghi chép nhật ký là việc làm không quen với nông dân nhưng không thể đừng và không thể ai làm thay được. Việc ghi chép phải trung thực vì chỉ có trung thực mới có ích cho họ. Để hình thành thói quen ghi chép cho nông dân, những người không xem việc cày bừa cấy hái là một nghề, cần thời gian nên cần tiến hành càng quyết liệt, càng sớm càng tốt.

CẦN CẢI TIẾN BIỂU MẪU GHI CHÉP

Trong 2 năm qua, với sự tài trợ của Cty CP Phân bón Bình Điền, Cục Trồng trọt đã in và phát không 200.000 cuốn số nhật ký. Đối tượng được phát trong thời gian qua mới chỉ bó hẹp trong thành viên của cánh đồng mẫu lớn, các mô hình SX an toàn theo GAP, VietGAP. Qua 2 năm thực hiện thấy nổi lên một số vấn đề sau:

Phần lớn nông dân còn lúng túng và chưa coi việc ghi chép nhật ký là quyền lợi của mình cần làm thường xuyên.

Mục đích ghi chép của người nông dân (mô hình CĐML) tự đặt ra chưa thỏa đáng, phần lớn là mới ghi chép theo kiểu để chống lẫn nợ, quên nợ mà chưa đặt ra việc qua ghi chép để thống kê, đánh giá tính toán hiệu quả của việc đầu tư, của các vật tư nông nghiệp và giải pháp kỹ thuật để có thể so sánh, đánh giá đưa ra kết luận tối ưu.

Biểu mẫu ghi chép có thể là khoa học và đầy đủ cho cơ quan quản lý nhưng chưa thật sự phù hợp với người nông dân bởi có quá nhiều yêu cầu, nhiều mục phải ghi chép, thậm chí việc này đã ghi ở mục trên nhưng lại phải ghi tiếp ở mục khác khiến cho nông dân càng lúng túng. Ô trống dành cho nông dân ghi lại quá nhỏ, chữ nông dân lại to nên không ghi chép đủ. Cần soạn lại biểu mẫu sao cho người nông dân làm đến đâu ghi đến đây theo trình tự thời gian mà vẫn đảm bảo có đầy đủ thông tin để truy xuất được nguồn gốc.

NHỮNG AI CẦN PHẢI GHI CHÉP NHẬT KÝ?

Trước đây nông dân Vĩnh Biên, Sóc Trăng trồng lúa thơm ST20 chỉ đạt năng suất 6 tấn/ha, nhưng nhờ ghi chép nên sau 3 vụ điều chỉnh năng suất đã tăng lên 8 tấn/ha, giá thành từ 4.200 đ/kg giảm xuống chỉ còn 3.400 đ/kg, trong lúc giá bán cố định 6.000 đ/kg, lợi nhuận đã tăng từ 11 triệu/ha/vụ lên 20 triệu. Bởi vậy việc ghi chép nhật ký đồng ruộng là hoàn toàn cần thiết cho mỗi nông dân.

Hiện nay có nhiều người suy nghĩ rằng chí có những nông dân SX trong mô hình cánh đồng mẫu lớn, trong mô hình GAP, VietGAP mới phải ghi chép còn nông dân ngoài mô hình thì không cần. Hiểu như vậy là không đúng, bởi những nông dân trong mô hình thì yêu cầu ghi chép cao hơn và đó là điều bắt buộc để các cơ quan chứng năng có thể tiến hành xác nhận và tái xác nhận.

Nhật ký đồng ruộng những người trong mô hình phải đạt 4 yêu cầu cơ bản là an toàn cho người sử dụng nông sản, an toàn cho người SX, thân thiện với môi trường và truy xuất được nguồn gốc. Điều đó có nghĩa là với nông dân trong mô hình GAP, VietGAP thì chủ yếu đả đảm bảo nông sản và SX nông sản an toàn còn các giải pháp kỹ thuật thì đã có quy trình.

Còn mục đích của việc ghi chép của những người ngoài mô hình là để có thể tự tính toán hiệu quả kinh tế từ tài chinh đến lao động, tự nhận xét, đúc kết hiệu quả kinh tế của từng giải pháp kỹ thuật, của từng loại vật tư đầu vào để có thể điều chỉnh để tạo nên năng suất cao, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế tối ưu.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm381
  • Hôm nay48,434
  • Tháng hiện tại823,712
  • Tổng lượt truy cập91,997,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây