Học tập đạo đức HCM

Cận cảnh: Chuồng trại chăn nuôi lợn của dự án LIFSAP bỏ không, tan hoang, nông dân khóc ròng

Thứ năm - 21/05/2020 09:19
Sau khi "bão" dịch tả lợn châu Phi quét qua đã khiến cho hàng chục hộ chăn nuôi VietGAHP ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), (nơi đầu tiên triển khai Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm ở Hà Nội ( Dự án LIFSAP) liên tiếp đổ gục, nhiều hộ đã "trắng tay" không còn sức để gượng dậy tái đàn.

Mới đây khi về thăm lại "thủ phủ" chăn nuôi lợn VietGAHP của Hà Nội và chứng kiến cảnh chuồng trại bỏ không, tan hoang, nông dân nuôi lợn khóc nghẹn vì bị thiệt hại tiền tỷ sau "bão" dịch tả lợn châu Phi khiến cho chúng tôi không khỏi cảm thấy rất xót xa, đau lòng.

Mỗi khi nhắc lại chuyện buồn của gia đình, bà Ngô Thị Dung ở xã Hồng Phong lại khóc nức nở trong sự uất hận. "Hàng tỷ đồng đầu tư vào chăn nuôi lợn VietGAP giờ đã bị dịch tả lợn châu Phi "cướp" hết, chúng tôi thực sự "trắng tay" rồi".

Là một trong những hộ đầu tiên tham gia vào Dự án LIFSAP và áp dụng các biện pháp chăn nuôi, phòng dịch rất bài bản. Các năm đầu từ 2013 đến 2018, mọi việc xây dựng, kiến thiết chuồng trại chăn nuôi lợn được vợ chồng bà Dung thực hiện, đầu tư kỹ lưỡng và mọi thứ đều có vẻ thuận lợi.

Đến đầu năm 2019 khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở Hưng Yên, Thái Bình, gia đình bà Dung và các hộ nuôi lợn ở Hồng Phong cũng yên tâm vì đàn lợn của bà con đã có "rào chắn" an toàn. Nhưng nào ngờ, đến khoảng gần giữa năm 2019, hàng loạt trại lợn ở xã bắt đầu xuất hiện dịch và các "pháo đài" lợn VietGAHP này cũng lần lượt đổ gục liên tiếp khiến bà con ở đây bị thiệt hại nặng nề.

Hộ gia đình bà Dung là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất lên đến 4,1 tấn lợn, gồm gần chục lợn nái và nhiều lợn thịt. "Sau khi mấy con lợn bị dịch, cả đàn lợn còn lại dù khỏe mạnh nhưng vẫn buộc phải chết theo. Có những con lợn nái đang bụng mang dạ chửa chờ ngày đẻ cũng phải tiêu hủy, đau xót lắm", bà Dung buồn rầu nói.

Do số lượng lợn bị dịch phải tiêu hủy nhiều, địa phương phải huy động xe tải đến tận nhà bà Dung gom đi 4.5 chuyến mới hết. Sau khi đàn của chôn theo đất một thời gian, ông Nguyễn Văn Khoát, (chồng bà Dung) cũng đột ngột qua đời càng làm cho gia đình đau xót, cùng đường hơn.

"Trong số các hộ nuôi lợn VietGAHP bị dịch thì hộ bà Dung, Nguyễn Văn Tính, trưởng nhóm GAP 2 bị thiệt hại nặng và gia đình này cũng hoàn cảnh nhất xã", Ông Vũ Văn Công - Trưởng Ban chăn nuôi và thu y xã Hồng Phong khẳng định.

Theo ông Công, Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm bắt đầu triển khai tại Hồng Phong từ đầu năm 2013 và kết thúc vào tháng 6/2018. Ông Công cho biết, trong số 80 hộ tham gia chăn nuôi lợn trong Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm (LIFSAP) thì có gần 20 hộ bị thiệt hại trực tiếp và hàng chục hộ khác bị ảnh hưởng liên lụy đến giờ đã kiệt sức nên phải treo chuồng hoặc chuyển đổi chăn nuôi, có hộ chuyển việc khác để mưu sinh.

"Trong quá trình thực hiện và tham gia dự án chăn nuôi an toàn bà con được hỗ trợ nhiều và thu được nhiều kết quả, kiến thức chăn nuôi rất bổ ích. Tuy nhiên, do dịch tả lợn châu Phi quá nguy hiểm nên các hộ cũng khó tránh thiệt hại", ông Công chia sẻ.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 2.

Biển hiệu hiệu chăn nuôi VietGAP cùng chuồng trại của ông Bùi Văn Thuần ở xã Hồng Phong đang xuống cấp dần theo thơi gian.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 3.
 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 4.

Các cơ sở, thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn VietGAP của gia đình ông Thuần đang hư hỏng dần.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 5.

Không còn lợn, ông Thuần đã thả gà vào chuồng lợn để nuôi phục vụ sinh hoạt của gia đình trong khi chờ cơ hội tái đàn lợn.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 6.

Chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Tính, bà Ngô Thị Dung (trưởng nhóm GAP 2) ở xã Hồng Phong tan hoang sau đại dịch.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 7.

Bà Dung dọn chuồng trại sau khi bị thiệt hại tiền tỷ vì "bão" dịch.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 8.

Bà Dung khóc nức nở mỗi khi nhắc về chuyện buồn của gia đình.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 9.

Các khu chuồng nuôi lợn từng đem về nguồn thu nhập chính cho gia đình bà Dung và là niềm tự hào của địa phương nay đã chỉ còn trắng xóa vôi bột.

 "Thủ phủ" nuôi lợn VietGAP Hà Nội tan hoang sau"bão" dịch - Ảnh 10.

Các vật dụng chăn nuôi hiện đại được các gia đình mua và đơn vị của Dự án Chăn nuôi cạnh tranh và an toàn thực phẩm (LIFSAP) hỗ trợ nay bị bỏ không cho hư hỏng, xuống cấp.

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ được thực hiện bởi Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cấp nông hộ. Giải pháp này được cho là hoàn hảo cho chăn nuôi quy mô nông hộ ở Việt Nam.

Tính đến tháng 12/2017, sau 6 năm thực hiện, Dự án LIFSAP Hà Nội đã xây dựng được 4 vùng là 4 huyện thực hiện áp dụng chăn nuôi Viet GAHP gồm: Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai và Thường Tín, hình thành được 70 nhóm liên kết hợp tác sản xuất chăn nuôi (gọi tắt là nhóm GAHP) với gần 1.400 hộ tham gia.

Dự án LIFSAP được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh gồm: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Lâm Đồng. Trong năm đầu tiên, dự án sẽ được triển khai thử nghiệm trên địa bàn 4 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Sau khi tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ mở rộng ra các tỉnh còn lại.

Tổng vốn dự kiến của dự án:  79,03 triệu USD. Trong đó:  Vốn ODA 1.109,9 tỷ VNĐ, tương đương 65,26 triệu USD. Vốn đối ứng: 57,8 tỷ VNĐ, tương đương 3,4 triệu USD. Vốn khác: 176,29 tỷ VNĐ, tương đương 10,37 triệu USD từ nguồn vốn của tư nhân. Chủ dự án là Ban Quản lý các dự án nông nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay14,484
  • Tháng hiện tại328,174
  • Tổng lượt truy cập90,391,567
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây