Học tập đạo đức HCM

Tái đàn lợn còn vướng nhiều khó khăn

Thứ tư - 20/05/2020 04:17
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song công tác tái đàn chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau.
Ảnh minh họa

Cục Chăn nuôi cho biết, hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn đang rất nguy hiểm đối với lợn, virus có sức đề kháng cao, đường lây truyền phức tạp, chưa có vaccine phòng bệnh.

Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, cơ sở vật chất hạn chế, khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, do đó người chăn nuôi nhỏ lẻ sợ dịch bệnh tái phát trở lại.

Một số địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhưng chậm công bố, thông báo hết dịch. Mặt khác, không ít địa phương chưa thực sự quyết tâm trong chỉ đạo, hướng dẫn tái đàn, tăng đàn vì e ngại tái phát dịch sẽ phát sinh hệ lụy cho địa phương.

Một số địa phương chậm thanh toán tiền hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi cho người dân nên người chăn nuôi chưa có tiền để tiếp tục sản xuất. Mặt khác, người chăn nuôi cũng gặp khó khăn khi tiếp cận chính sách về tín dụng, lãi suất ưu đãi để tái đàn, tăng đàn.

Đặc biệt, do các tháng 5, 6 và 7/2019 là giai đoạn cao điểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi, các cơ sở chăn nuôi lợn không cho phối hoặc hạn chế phối giống, nên ảnh hưởng đến nguồn cung con giống ở giai đoạn đầu năm 2020.

Từ cuối tháng 8/2019 các cơ sở chăn nuôi lớn mới cho phối giống và tăng đàn lợn thịt, các cơ sở chăn nuôi nhỏ phải cuối năm 2019 đầu 2020 mới tái đàn, như vậy dự kiến đến quý III, quý IV/2020 mới đảm bảo cơ bản nhu cầu lợn giống, lợn thương phẩm.

Đồng thời, vừa qua các doanh nghiệp lớn sản xuất lợn giống chủ yếu thay thế trong nội bộ hệ thống trại của doanh nghiệp và mạng lưới gia công, rất hạn chế bán con giống ra ngoài, do đó, giá lợn giống hiện nay rất cao, lên đến 2,5 đến hơn 3 triệu đồng/con.

Tính đến hết tháng 4/2020, theo báo cáo của các địa phương, tổng đàn nái của cả nước là gần 2,86 triệu con, tăng 5% so với cuối 2019, đạt trên 90% so với kế hoạch của quý II/2020 (trong đó có 115.000 con cụ kỵ, ông bà). Cùng với đàn nái, đến tháng 4/2020, cả nước có trên 64.000 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái.

Với đàn lợn cụ kỵ, ông bà hiện tại, Cục Chăn nuôi tính toán và dự báo đến cuối năm 2020 tổng đàn nái của Việt Nam sẽ tăng lên 3 triệu con, tổng đàn lợn khoảng 29-30 triệu, qua đó từng bước hạ nhiệt và ổn định cung, cầu thịt lợn.

NH/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,724
  • Tổng lượt truy cập92,010,453
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây