Học tập đạo đức HCM

Tròn mắt với các món ăn kỳ lạ từ loại cây gai góc xương rồng của người dân xứ Quảng

Thứ sáu - 22/05/2020 19:30
Ít ai nghĩ rằng, loài cây gai góc, mọc dại như xương rồng lại là đặc sản của người Quảng Nam. Không chỉ làm gỏi hay xào, cây xương rồng còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, hấp dẫn những ai đã từng một lần đặt chân lên đất Quảng.

Xương rồng là một loại cây có gai, thường mọc ở một số vùng đất có khí hậu khô hạn nên xuất hiện khá nhiều tại miền Trung Việt Nam, đặc biệt là đất Quảng Nam, nơi quanh năm đón nắng và gió. Tại đây, cây xương rồng là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của vùng. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm, hấp dẫn bởi hương vị độc đáo và cách chế biến không quá cầu kỳ.

Tròn mắt với các món ăn kỳ lạ từ loại cây gai góc xương rồng của người dân xứ Quảng - Ảnh 1.

Xương rồng được coi là đặc sản tại Quảng Nam.

 

Ở Quảng Nam, xương rồng có thể kết hợp cùng nhiều món ăn quen thuộc như làm gỏi, xào cùng tỏi hay nấu canh... Tất cả đều mang đến hương vị độc đáo, lạ miệng mà nhất định ai đến đây cũng phải một lần nếm thử.

Xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích. Món ăn từ xương rồng phổ biến nhất tại đây là xương rồng xào, có thể xào không, xào với tôm, thịt cũng đều rất bắt miệng.

Tròn mắt với các món ăn kỳ lạ từ loại cây gai góc xương rồng của người dân xứ Quảng - Ảnh 2.

Xương rồng xào là món ăn phổ biến trong mâm cơm của người dân đất Quảng.

 

Xương rồng khi nhai trong miệng cảm giác dai dai, sần sật, chua chua rất ngon chứ không mềm như dọc mùng.

Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh những miếng xương rồng đã qua sơ chế là cá lóc hay cá trê cắt khúc được nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó xào qua cùng xương rồng cho ngấm đều rồi chế thêm nước. Mặc dù không thêm bất cứ loại quả chua nào nhưng khi nấu lên bát canh có vị chua lạ, xua đi cái nóng của mùa hè xứ Quảng. Vị chua không gắt như chanh hay sấu, dai dai của xương rồng, vị ngọt đậm của thịt cá kết hợp cùng cơm quả khó có thể chối từ.

Tròn mắt với các món ăn kỳ lạ từ loại cây gai góc xương rồng của người dân xứ Quảng - Ảnh 3.

Canh chua cá lóc xương rồng.

 

Ngoài canh chua xương rồng và xương rồng xào, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng.

Tròn mắt với các món ăn kỳ lạ từ loại cây gai góc xương rồng của người dân xứ Quảng - Ảnh 4.

Nhậu lai rai thì không thể nào thiếu gỏi xương rồng.

 

Theo người dân kể lại, món gỏi này thường được chuẩn bị cho ngư dân làm mồi lai rai trong những ngày thuyền nằm bờ hay nhà có khách mà trời đổ mưa chẳng kịp đi chợ. Vị giòn giòn, mát nhẹ không chán cứ khiến câu chuyện bên chén rượu thêm dài mà chủ nhà vẫn hào hứng vì có món ngon dễ làm, không phải mất công chuẩn bị.

Tròn mắt với các món ăn kỳ lạ từ loại cây gai góc xương rồng của người dân xứ Quảng - Ảnh 5.

Nước ép từ xương rồng rất tốt cho sức khỏe.

 

Theo nhiều người dân nơi đây, xương rồng sau khi chế biến có vị nhẫn nhẫn, ngọt hậu và nhiều nước, ăn có vị giòn ngọt, không dai hay bở. Cũng giống nha đam, phần thịt nằm sâu bên trong lớp gai chi chít của xương rồng thường được dùng để nấu chè hoặc làm gỏi. Ngoài ra, nước ép xương rồng nếu pha với mật ong cũng là một món giải khát rất tốt. Nó còn có công dụng có tính sát trùng và kháng viêm rất tốt, giúp cổ họng luôn thông thoáng.

Trước đây, xương rồng chính là món ăn cứu đói cho những người dân nghèo vùng đất Quảng nhưng ở thời điểm hiện tại thì đây lại trở thành món ăn lạ, và là đặc sản để đãi khách phương xa. Nếu có cơ hội ghé thăm vùng đất nắng gió ấy, hãy nhớ một lần nếm thử món xương rồng độc đáo mà khó quên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay36,147
  • Tháng hiện tại214,714
  • Tổng lượt truy cập90,278,107
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây