Riêng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, năm nào cũng bị hạn do địa hình dốc nên nước đổ về thì tất cả lại đổ ra biển rất nhanh. Ở 2 vùng này, chúng ta cần có những hồ nước rất lớn, kết hợp với các hồ thủy lợi, hồ thủy điện đang và sẽ xây dựng để điều tiết nước chống hạn cho cả vùng"- Thứ trưởng Hiệp cho biết.
Cũng theo ông Hiệp, mặc dù thường xuyên gặp hạn, nhưng mức độ ảnh hưởng, thiệt hại ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên chưa đến mức khốc liệt.
Toàn vùng đáng lo nhất là ở Ninh Thuận. Sau khi khu vực này gặp hạn kỷ lục năm 2015, Bộ NNPTNT đã cùng ngành chức năng địa phương nghiên cứu, triển khai xây dựng nhiều công trình thủy lợi lớn và đến thời điểm này, Ninh Thuận lại trở thành một trong những địa phương chịu ảnh hưởng ít do hạn.
Tương tự, ở khu vực Tây Nguyên, các tỉnh cũng đang đầu tư một số công trình hồ chứa lớn. Nhưng vấn đề của Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là làm thế nào để điều tiết nước từ hồ lớn đến các hồ nhỏ hơn, phân bổ nước đồng đều cho toàn vùng. Vấn đề này, ông Hiệp cho rằng cần vai trò kết nối giữa các địa phương với nhau.
"Hiện chúng tôi đang tổ chức tuần lễ phòng chống thiên tai (PCTT) với chủ đề "PCTT chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở". Tại sao chúng tôi lại đưa ra chủ đề này? Bởi vì thực tế cho thấy, PCTT hiệu quả nhất chính là áp dụng "4 tại chỗ". Hạn mặn ở ĐBSCL cũng là thiên tai, muốn ứng phó tốt thì người dân, chính quyền nơi đó phải chủ động. Nếu có thiên tai xảy ra, các lực lượng nơi khác đến cũng chỉ là ứng phó sau thiên tai"- Thứ trưởng Hiệp nói.
Nhận định về thời tiết và thiên tai năm 2020, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ NNPTNT) cho biết, nửa đầu năm nay diễn biến chính là khô hạn và thiếu nước, còn nửa cuối năm lại xảy ra mưa nhiều, bão, lũ. Dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 5-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, bão mạnh có khả năng xuất hiện nhiều hơn năm 2019; gia tăng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở khu vực miền núi.
Giải pháp cho vấn đề này, Thứ trưởng Hiệp cho rằng cần tính tới an ninh nguồn nước, do sự phát triển ở thượng nguồn sông Mekong với hệ thống hồ chứa vùng thượng lưu đã làm trầm trọng hơn dòng chảy ở hạ lưu, cạn kiệt phù sa.
Hiện nay vùng thượng nguồn sông Mekong đã và đang hình thành 20 bậc thang thủy điện, trong đó 9 bậc thang thủy điện trên sông Lan Thương, 11 bậc thang thủy điện tại Lào. Các thuỷ điện này giữ lại khối lượng bùn cát khổng lồ. Ước tính khi 20 bậc thang này hoàn thành, những năm đầu tích nước thì lượng bùn cát đổ về ĐBSCL dự báo giảm khoảng 80%.
Bởi vậy, về trung hạn 2021-2025, Thứ trưởng Hiệp cho biết đang bàn với các tỉnh tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi liên vùng, mang tính động lực để vừa tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vừa khắc phục được hạn hán, xâm nhập mặn với mức đầu tư từ ngân sách khoảng 30.000 tỷ đồng. Mục tiêu là đến năm 2030 sẽ cơ bản giải quyết được hạn mặn ĐBSCL.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;