Học tập đạo đức HCM

Đắk Lắk: Giá mít Thái rớt mạnh, bán không ai mua, chỉ nửa năm nông dân thiệt 500 triệu đồng/ha

Thứ hai - 21/06/2021 05:47
Đã có lúc mít Thái "làm mưa, làm gió", nhiều nông dân trở thành tỷ phú nhờ trồng loại cây này. Nhưng cũng chính vì ham lợi nhuận mà hiện nay nhiều nông dân Đắk Lắk khốn khổ vì nó.

Mít Thái... đắng

Nếu trước Tết Nguyên đán, mít Thái được thu mua ở mức 15.000 đồng/kg thì hiện nay con số này đã giảm xuống 5 lần. 

Với giá 3.000 đồng/kg, mỗi ha mít Thái nông dân mất khoảng 500 triệu đồng so với thời điểm nửa năm trước. So với thời điểm giá mít ổn định 25.000 đồng/kg, nông dân mất hơn 900 triệu đồng/ha.

Đắk Lắk: Giá mít Thái rớt mạnh, bán không ai mua vì sao? - Ảnh 1.

Cây mít Thái đã từng giúp nhiều nông dân làm giàu. (Trong ảnh, anh Nguyễn Đình Thìn, một trong những nông dân trở thành tỷ phú nhờ cây mít Thái). (Ảnh: Duy Hậu).

Anh Nguyễn Thanh Nhàn (thôn 5, xã Ea Tar, huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk) cho biết, năng suất mít Thái đạt trung bình 40 tấn/ha. 

Nếu giá ổn định ở mức 25.000 đồng/kg, nông dân thu về 1 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư, nông dân còn lãi khoảng 700 triệu đồng.

Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, giá mít Thái chỉ 3.000 đồng/kg, có lúc chỉ còn 2.000 đồng/kg. Trong khi đó, nếu thời điểm giá mít cao, thương lái chấp "mua không chừa quả nào" (kể cả những quả sâu), thì hiện tại nông dân phải lựa hàng tốt mới bán được.

Đắk Lắk: Giá mít Thái rớt mạnh, bán không ai mua vì sao? - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Thanh Nhàn chặt bỏ những trái mít nhỏ vì không ai mua. (Ảnh: Duy Hậu).

"Chưa bao giờ mít Thái rẻ như thế, cuối năm 2020, mỗi ký mít còn bán được 15.000 đồng, sau đó rớt xuống 7.000 - 8.000 đồng, rồi rơi luôn tới đáy như bây giờ. Mọi năm thu đến đâu đều bán hết tới đó. Năm nay, thương lái lựa quả tốt mới mua. Vườn mít của tôi có đến hơn 50% sản lượng phải vứt bỏ, không bán được"- anh Nhàn nói.

Cũng theo anh Nhàn, mỗi ha mít Thái nếu được đầu tư bài bản, một năm hết trên 200 triệu đồng. Với mức giá như hiện nay, nông dân chẳng những không có lãi mà còn lỗ hơn 100 triệu đồng/ha.

Ông Trần Văn Giang (thôn 3, xã Ea Tar) cũng cho biết, mấy năm trước, mít Thái có thời điểm đạt gần 30.000 đồng/kg. 

Mùa mít đến thương lái tấp nập về tận vườn. Đã không ít nông dân nhờ loại cây này mà khấm khá. Thế nhưng sau đó, giá mít Thái giảm dần nhưng chưa năm nào thấp như năm nay.

Đắk Lắk: Giá mít Thái rớt mạnh, bán không ai mua vì sao? - Ảnh 3.

Ông Trần Văn Giang không bán được mít nên thi thoảng hái về cho dê ăn. (Ảnh: Duy Hậu).

Đã vậy, thương lái chỉ chọn mua những quả trên 10kg, hàng đẹp, những trái nhỏ hơn đều bỏ hết. "Gia đình chỉ có 300 cây mít Thái nhưng khi vào vụ thu hoạch, tôi chạy khắp nơi vẫn không bán được. Thương lái chê ỏng, chê eo, giá lại rẻ như cho, nên tôi bỏ mặc cho chín rụng đầy gốc. Cứ vài ngày tôi lại ra lượm về cho dê ăn"- ông Giang nói.

Từ đầu vụ đến nay, anh Phan Văn Sáu (thôn 6, xã Ea Bhốc, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) chỉ mới bán được 1 tạ mít Thái thu về 500.000 đồng. Hàng tấn mít còn lại, anh Sáu không thể bán cho ai nên cứ hái dần về cho gia súc ăn.

Giá mít Thái giảm do cung vượt cầu

Nếu vài năm trước, ở Đắk Lắk, cây mít Thái chỉ được rất ít người trồng thì hiện nay toàn tỉnh đã có hơn 2.000 ha mít Thái. 

Với lợi thế dễ chăm sóc, trồng được cả trên đất cằn cỗi, nhanh cho thu hoạch, lợi nhuận lại cao, mít Thái đã tăng diện tích một cách đột biến.

Đắk Lắk: Giá mít Thái rớt mạnh, bán không ai mua vì sao? - Ảnh 4.

Giá rẻ như cho nhưng thương lái chỉ chọn những quả mít tốt để mua. (Ảnh: Duy Hậu).

Tại huyện Cư M'Gar, chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây, nông dân đã phát triển hơn 400 ha mít Thái, chủ yếu là giống Changai. Tuy nhiên con số này vẫn chưa dừng lại.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng NNPTNT huyện Cư M'gar, cho biết, cây mít Thái đã từng đem lại cho nhiều nông dân thu nhập khá. 

Nhưng với việc giá tụt liên tục đã khiến rất nhiều nông dân bị ảnh hưởng. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, đầu ra của mít Thái vẫn hết sức khó lường.

Theo phân tích của ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk, nguyên nhân khiến giá mít Thái giảm là do cung vượt cầu. Do thấy lợi nhuận lớn nên nông dân nhiều địa phương đã ồ ạt trồng mít Thái dẫn đến nguồn cung quá nhiều.

Mặc khác, thời điểm này tại các vùng miền Tây, Đông Nam bộ, mít Thái cũng đang vào chính vụ. Việc này đã dẫn đến tình trạng nguồn cung cao quá ngưỡng. Bên cạnh đó, do diễn biến dịch bệnh phức tạp, việc xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng do đó giá mít Thái trên thị trường giảm sâu.

Tuy nhiên, theo ông Côn, về lâu dài cây mít Thái vẫn là cây có lợi thế. Đây là 1 trong 9 loại quả của Việt Nam được xuất chính ngạch sang Trung Quốc. 

Do đó, nông dân không nên thấy giá thấp mà chặt bỏ, hoặc không chăm sóc. Tuy nhiên, nông dân cũng không nên mở rộng diện tích quá mạnh.

Vẫn theo ông Công, ngành nông nghiệp tỉnh đang định hướng cho nông dân áp dụng kỹ thuật trong trồng trọt để giãn vụ, chuyển sang trồng mít theo tiêu chuẩn, trong đó, chú ý tìm hiểu kỹ ở khâu chọn giống, nhu cầu thị trường… 

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp địa phương cũng nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả mít, tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường nhất định.

Theo Duy Hậu/danviet.vn
https://danviet.vn/dak-lak-gia-mit-thai-rot-manh-ban-khong-ai-mua-chi-nua-nam-nong-dan-thiet-500-trieu-dong-ha-20210621084538163.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay23,931
  • Tháng hiện tại799,209
  • Tổng lượt truy cập91,972,938
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây