Học tập đạo đức HCM

Để nông dân không phải 'trông trời, trông đất, trông mây'

Thứ sáu - 18/06/2021 06:32
Áp dụng chuyển đổi số, những nông dân số sẽ không phải "trông trời, trông đất, trông mây" để sản xuất như truyền thống mà có thể trông vào dữ liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh:VGP/Đỗ Hương
Hôm nay (18/6), Bộ NN&PTNT và Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, đã đến lúc kinh tế tri thức phải được đưa vào những cánh đồng và nhà máy. Bởi lẽ, sự “mù mờ” không rõ về thông tin như hiện nay đã và đang ảnh hưởng đến mối quan hệ cung-cầu. Người sản xuất mù mờ về thị trường, trong khi thị trường mù mờ về sản xuất, nền nông nghiệp mù mờ như vậy sẽ dẫn đến hệ quả phải "giải cứu".

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nền nông nghiệp cần phải được định vị và minh bạch dữ liệu thông tin để vươn xa hơn. Minh bạch cũng là thương hiệu của nền nông nghiệp có trách nhiệm với hàng chục triệu hộ nông dân hiện nay. Việc thay đổi dù khó khăn, sẽ có những bỡ ngỡ ban đầu nhưng đó là bổn phận của các lãnh đạo, đơn vị trong ngành nông nghiệp với hàng chục triệu nông dân, với ngành nông nghiệp, với hệ sinh thái bền vững.

Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng khẳng định, Bộ NN&PTNT sẽ bắt tay ngay vào chuyển đổi số để không "lỡ nhịp đoàn tàu".

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, áp dụng chuyển đổi số, những nông dân số sẽ không phải "trông trời, trông đất, trông mây" để sản xuất như truyền thống mà có thể trông vào dữ liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp. "Nông dân không chỉ mua vật tư nông nghiệp mà còn mua cả dữ liệu", ông Dũng khẳng định.

Cũng theo ông Dũng, áp dụng chuyển đổi số, có thể cho phép nông dân bán nhiều thứ chứ không chỉ bán sản phẩm nông sản đơn thuần. 

"Chuyển đổi số cho phép nông dân bán cả sự trải nghiệm. Trước đây, bà con mang buồng chuối ra chợ bán trực tiếp cho người mua nhưng khi áp dụng công nghệ số, vườn chuối được kết nối trên mạng thì người nông dân có thể bán cho người mua cả một quy trình chăm sóc, bán cây chuối ngay từ khi còn nhỏ để người mua có thể giám sát quy trình chăm sóc", ông Dũng nêu ví dụ về chuyển đổi số.

Theo ông Dũng, trước bà con chăm sóc theo kinh nghiệm, ai biết việc của người nấy, nhưng thời đại số dữ liệu sẽ được chia sẻ để hình thành một hệ sinh thái.

"Chuyển đổi số còn cho phép so sánh giá ở nhiều nơi, làm được việc này sẽ không còn ép giá. Chuyển đổi số sẽ tạo nền tảng cho phép nông dân và các ngành hàng kết nối với nhau mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Chúng ta có thể kết nối 9 triệu hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, gắn với 100 triệu người tiêu dùng trong cả nước, thậm chí hàng tỷ người tiêu dùng trên thế giới", ông Dũng nhận định.

Trong kế hoạch chuyển đổi số của Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.

Quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.

Bộ NN&PTNT cũng đặt ra mục tiêu 80% cơ sở dữ liệu về nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng. Trong đó sẽ cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

Xây dựng bản đồ số nông nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ nông dân năng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua nền tảng số.

Đặc biệt, 50% các thiết bị quan sát, giám sát sử dụng công nghệ số bảo đảm thu nhận trực tiếp dữ liệu số, sử dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) để tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp.

Đỗ Hương/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay22,826
  • Tháng hiện tại853,800
  • Tổng lượt truy cập85,760,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây