Học tập đạo đức HCM

Venezuela tố Mỹ 'tước' quyền tiếp cận lương thực

Thứ tư - 16/06/2021 04:11
Bộ trưởng Lương thực Venezuela Carlos Leal Telleria tố cáo Mỹ tại Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) vì vi phạm tước đi quyền được hưởng lương thực của người dân Venezuela.
Bộ trưởng Lương thực Venezuela Carlos Leal Telleria lên án Mỹ gây khủng hoảng lương thực tại diễn đàn trực tuyến của FAO. Ảnh: AVN

Bộ trưởng Lương thực Venezuela Carlos Leal Telleria lên án Mỹ gây khủng hoảng lương thực tại diễn đàn trực tuyến của FAO. Ảnh: AVN

Trong nhiều tháng qua, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Venezuela đã liên tục phản đối về những điều kiện khó khăn để có thể hoạt động bình thường và mở rộng canh tác trên nhiều loại hình sản xuất. Trong đó, sự thiếu vắng các chính sách ưu đãi trồng trọt, chi phí sản xuất cao và khan hiếm dầu diesel chỉ là một vô số khó khăn mà người nông dân phải vượt qua.

Phát biểu tại phiên họp lần thứ 42 của Hội nghị trực tuyến do FAO tổ chức hôm nay, ông Leal nói: "Có một chiến dịch được thúc đẩy bởi chính phủ Mỹ và các đồng minh, nhằm tấn công một cách có hệ thống quyền được có lương thực của người dân Venezuela".

Theo đó, “các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến nhập khẩu lương thực, thuốc men của Venezuela bị giảm tới 83,7%, và quốc gia Nam Mỹ còn bị ngăn cản hoạt động thu mua quốc tế đối với nguyên liệu thô, thành phẩm và nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp", ông Leal tố cáo.

Ngoài ra các biện pháp trừng phạt của phương Tây do Mỹ đứng đầu cũng nhắm vào "hầu hết các nhà cung cấp thực phẩm quốc tế và quốc gia của đất nước," ông Leal cho biết thêm.

Năm 2015, Venezuela đã thành công khi giảm tỷ lệ dân số suy dinh dưỡng từ 16% xuống chỉ còn 5%. Theo Bộ trưởng Lương thực Venezuela, thành tựu đó đã được FAO công nhận và ca ngợi nước này là một quốc gia "có an ninh lương thực cao và là một mô hình thành công”.

Tuy nhiên tại diễn đàn trực tuyến của FAO, ông Leal tuyên bố, bất chấp các lệnh trừng phạt, Venezuela vẫn cam kết đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc, trong đó việc đảm bảo an ninh lương thực cho con người là một nhu cầu đương nhiên.

Trước đó, chính phủ Venezuela cũng đã đệ đơn khởi kiện Mỹ lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) với cáo buộc vi phạm tội ác chống lại loài người do các lệnh trừng phạt từ Washington khởi xướng đối với ngành dầu mỏ. Tuy nhiên, Mỹ đã nhiều lần nói rằng sự suy sụp của nền kinh tế Venezuela không phải do từ khi các biện pháp trừng phạt này được áp đặt mà từ trước đó rất lâu.

Trong khi sản lượng công nghiệp sụt giảm, nông dân Venezuela buộc phải nhập khẩu thức ăn, phân bón và phụ tùng, nhưng họ không thể làm như vậy vì không có tiền mặt. Chính phủ đã phải tích trữ số tiền thu được từ xuất khẩu dầu để trả nợ cho các khoản vay lãi suất cao từ Phố Wall và các chủ nợ nước ngoài khác.

Giới chuyên gia cho rằng việc sản xuất nông nghiệp bị bóp nghẹt khiến tình hình trở nên tồi tệ.   Ảnh: FAO

Giới chuyên gia cho rằng việc sản xuất nông nghiệp bị bóp nghẹt khiến tình hình trở nên tồi tệ.   Ảnh: FAO

Venezuela từ lâu đã dựa vào việc nhập khẩu một số thực phẩm nhất định, chẳng hạn như lúa mì, do khí hậu nhiệt đới ở nước này không thích hợp để trồng trên quy mô lớn. Nhưng các thống kê thương mại cho thấy, chính sách về đất đai của chính phủ đã làm cho Venezuela ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu.

Chính phủ Venezuela không công bố dữ liệu về nuôi trồng trong nhiều năm. Theo ông Carlos Machado, chuyên gia nông nghiệp cho biết, đất nước đã nhập khẩu lương thực trung bình hàng năm khoảng 75 USD/người từ năm 2004 lên 370 USD/người vào năm 2012 và sau đó con số này liên tục tăng khi chính phủ đẩy nhanh quá trình quốc hữu hóa đất đai.

Giới phân tích cho rằng, thay vì thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nông nghiệp trong nước, chính phủ lại siết chặt nó đã khiến cho sản lượng gạo, ngô và cà phê giảm hơn 60% chỉ trong vòng một thập kỷ. Gần như tất cả các nhà máy đường được quốc hữu hóa từ năm 2005 đã đều bị tê liệt hoặc sản xuất dưới công suất.

Khủng hoảng kéo dài đã khiến người dân Venezuela không có tiền phải lệ thuộc vào hệ thống các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, hoặc chờ đợi xếp hàng dài trong các siêu thị để mua những mặt hàng kiểm soát giá, với số lượng hạn chế.

Theo Hà Dương/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại788,073
  • Tổng lượt truy cập91,961,802
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây