Học tập đạo đức HCM

Dịch vụ chăm sóc cây cảnh sau dịp Tết Nguyên Đán

Chủ nhật - 16/02/2025 20:21
Ra Giêng, mùa hoa Tết đã kết thúc nhưng với cây đào, cây mai đây lại là thời điểm quan trọng bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới. Sau mỗi dịp Tết Nguyên Đán, tại các nhà vườn nhận dịch vụ cây cảnh lại nhộn nhịp khi chở về khá nhiều cây để bắt đầu quá trình chăm sóc với hy vọng có một mùa xuân rực rỡ năm sau. Dịch vụ chăm sóc cây cảnh sau dịp Tết đã phát triển hàng chục năm nay tại Hà Tĩnh, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng chặt bỏ cây cảnh và tiết kiệm chi phí. Những gốc đào, mai nếu được chăm sóc cẩn thận có thể quay vòng đến 7 - 8 năm, rẻ gấp 5 - 6 lần so với mua cây mới.
Hiện nay, rất nhiều gia đình ở Thành phố Hà Tĩnh đều lựa chọn dịch vụ chăm sóc cây đào sau Tết. Mua gốc đào thế với giá 10 triệu đồng về chưng Tết, sau lễ cúng khai hạ, anh Bùi Văn Dũng (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) đã tìm đến nhà vườn uy tín trên địa bàn nhờ chăm sóc với giá 3 triệu đồng. Đến năm sau lại bứng về chưng Tết. Anh Dũng cho biết: “Mặc dù ở quê đất rộng nhưng mình không biết cách chăm sóc, không biết cách làm sao để đào nở đúng dịp Tết, cách tỉa tán, tạo thế nên phải gửi cho nhà vườn chăm”.
Theo chia sẻ của anh Trần Huy Phong (phường Nam Hà, TP. Hà Tĩnh) phải liên hệ nhà vườn ở Lưu Vĩnh Sơn để gửi đào nhờ chăm sóc: “Năm nào sau Tết cũng phải gửi cây đào nhờ nhà vườn chăm sóc hộ. Tết năm nay nhà tôi vẫn dùng cây đào mua từ Tết Quý Mão, cứ sau Tết là nhờ nhà vườn chăm. Tiền thuê họ chăm chỉ bằng một phần tư giá mua mới. Với lại, để chọn được cây đào có thế, dáng phù hợp với không gian gia đình mình rất khó nên gửi nhà vườn chăm, Tết sang năm đỡ mua mới, vừa tiết kiệm chi phí, vừa có được cây cảnh ưng ý để chưng”.
bat dau cat tia canh dao

Gia đình có diện tích đất vườn rộng và bản thân có kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây đào nên ông Nguyễn Văn Quang (TDP 15, phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh) cứ ra tháng Giêng là ông nhận những gốc đào đã chưng trong ngày tết của khách về chăm sóc chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Việc chăm sóc mất nhiều thời gian, công sức nên ông chỉ chọn những gốc đào khỏe, có thể phục hồi nhanh sau khi trồng lại. Nhận cây đào về, ông Quang sẽ cắt tỉa những cành yếu, cành già, cắt bớt cành cao để tạo dáng đẹp và giúp cây đào ra lộc mới. Những cành cắt bị tổn thương chảy mủ được xử lý bằng keo bôi lên vết cắt, không để cây chảy mủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cành bị cắt. Sau đó ông tiến hành làm đất cho đất tơi xốp, bón lót xơ dừa, trấu, phân hoai và kích thích để đào sớm ra rễ mới. Với những cây người chơi đã dùng nhiều năm thì khi chăm sóc ông sẽ chọn trồng tại phần đất tốt hơn, chú ý hàm lượng dinh dưỡng trong đất để bổ sung và thường xuyên phun dưỡng ẩm cây mới nhanh phục hồi.
          Về chi phí dịch vụ ký gửi chăm sóc, ông Quang cho biết thêm: “Trung bình mỗi năm tôi nhận trồng và chăm sóc hơn 100 cây đào thế và đào cảnh.  giá trị gốc đào càng lớn thì chi phí chăm sóc càng cao, thế dáng cầu kỳ thì chi phí chăm sóc càng đắt. Theo đó tiền công từ khi nhận trồng lại đến khi giao cho khách trong vụ tết tiếp theo giao động từ 1-3 triệu đồng”.
Song song với việc ươm giống, trồng thêm lứa cây đào mới, ông Dương Công Tịnh (thôn Vĩnh Cát, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà) còn thu mua, nhận chăm sóc đào cảnh sau Tết. Từ sau ngày mồng 7 Tết là ông Tịnh đã bắt đầu nhận cây về chăm sóc. Ông Tịnh chia sẻ: “Khi thu mua, ngoài việc cây đào phải đảm bảo thân còn tươi, rễ ổn định thì tôi thường chọn mua cây có độ tuổi từ 3 - 4 năm trở lên, dáng đẹp. Vì đào của khách đã nhận rồi mà chăm không tốt thì rất khó ăn nói, còn cả uy tín trong nghề nữa. Phải ai quen thân hoặc bạn bè tin tưởng thì tôi mới nhận chăm sóc”.
ong quang cat tia dao

Bên cạnh những nhà vườn chuyên chăm sóc đào thì những nhà vườn chuyên chăm sóc cây mai thời điểm này cũng đang tất bật dưỡng sức cho cây sau đợt khoe sắc đón xuân. Vườn của anh Nguyễn Chinh Chiến (xã Tượng Sơn, thành phố Hà Tĩnh) đã được biết đến là một địa chỉ quen thuộc để nhiều người gửi những gốc mai chăm sóc sau chưng tết. Anh Chiến cho biết: “Mai là loài cây khó tính, nếu không chăm đúng cách sau Tết, sang năm khó ra hoa đẹp. Bởi trải qua những ngày Tết, cây mai thường bị ảnh hưởng do quá trình để trong nhà, thiếu ánh sáng, thiếu nước hoặc chăm sóc không đúng cách. Việc phục hồi và chăm sóc mai để cây nở đẹp vào năm sau là một công việc không hề đơn giản...".
Cây mai có thể trồng chậu hoặc ngoài vườn tùy loại, tùy thế cây. Đối với  cây mai, việc chuẩn bị đất trồng chủ yếu trộn đất với xơ dừa, nhưng phải sau khi trồng 15 - 20 ngày mới bỏ phân, nếu bỏ phân sớm cây ra rễ sẽ bị xót và dễ chết.
Chia sẻ về nghề, anh Chiến cho biết, nghề này cần sự tỉ mỉ, cần cù thì mới cho ra cây khỏe mạnh, hoa nở nhiều và đúng ngày. Đó là chưa tính về mặt thẩm mỹ, đòi hỏi người chăm mai phải tạo dáng, uốn cành làm sao đưa ra dáng đẹp thì khách hàng nhìn mới thích. Tuy nhiên, nghề này còn phụ thuộc vào thời tiết nên sẽ có nhiều rủi ro xảy ra.
Để có một cây mai, cây đào đẹp, phải bỏ ra nhiều công chăm sóc như: chắn rễ, cắt tỉa, xuống đất,… những công đoạn này có vai trò quan trọng quyết định sự thành công của một vụ mới. Chăm sóc một gốc đào, một cây mai cũng giống như nuôi dưỡng hy vọng – để mỗi dịp Tết đến, mùa xuân về, những bông hoa lại tiếp tục khoe sắc, mang đến niềm vui và tài lộc cho mọi nhà./.
Hoàng Thanh - TTKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay38,092
  • Tháng hiện tại1,169,698
  • Tổng lượt truy cập94,697,252
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây