Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hà Tĩnh tích cực tỉa dặm, chăm sóc lúa Xuân

Thứ năm - 13/02/2025 02:40
Điều tiết nước hợp lý, tập trung tỉa dặm và chăm sóc phòng trừ sâu bệnh trên lúa vụ Xuân là những việc làm đang được bà con nông dân Hà Tĩnh khẩn trương thực hiện với niềm hy vọng về một mùa bội thu.
Những ngày này, bà con nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh đã nhanh chóng xuống đồng. Theo lịch thời vụ, hầu hết diện tích lúa xuân trên địa bàn tỉnh được gieo cấy vào nữa cuối tháng 1 (dương lịch), vì vậy, thời điểm này là giai đoạn cần tập trung chăm sóc để cây lúa bén rễ, đẻ nhánh tốt.
Đang tích cực tỉa dặm cho hơn 5 sào lúa được gieo trước tết, chị Nguyễn Thị Hà ở xã Thạch Khê, thành phố Hà Tĩnh cho hay: Vụ Xuân này, gia đình tôi làm 5 sào ruộng, tất cả đều xuống giống vào giữa tháng 12 (âm lịch), đến nay lúa đã lên xanh, đạt 3-4 lá nên khi có nước vào là chúng tôi tiến hành dặm tỉa ngay, kịp cho lúa đẻ nhánh sớm và cho năng suất cao sau này.
h1 chi ha thach khe
Hiện nay là cao điểm bà con nông dân Hà Tĩnh xuống đồng tỉa dặm lúa Xuân.
Một trong những công việc quan trọng mà bà con nông dân đang thực hiện ở thời điểm này là điều tiết nước hợp lý. Tại Thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, nhờ tuân thủ lịch thời vụ, toàn bộ diện tích lúa Xuân đã bén rễ lên xanh. Hiện nay, các thành viên HTX thủy lợi Thị trấn Đồng Lộc đang tích cực bám đồng, phân bổ nguồn nước tưới theo từng vùng, duy trì mực nước chân ruộng 2-3cm để giúp lúa phát triển rễ khỏe, hạn chế cỏ dại và thuận lợi cho công việc tỉa dặm.
Ông Trần Thế Hồng – thành viên HTX Thủy lợi Thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc cho hay: Bước vào đầu vụ, chúng tôi đã huy động bà con nạo vét kênh mương nên nước thủy lợi về rất thuận tiện để phân bổ đều trên các cánh đồng. Hiện nay, toàn bộ hơn 50 ha lúa xuân tại Tổ dân phố Tùng Liên (Thị trấn Đồng Lộc) đã có nước, bà con đang đồng loạt tiến hành tỉa dặm, dự kiến sẽ hoàn thành trong 5 ngày tới.
Nhằm hỗ trợ bà con nông dân trong việc tỉa dặm, chăm sóc lúa xuân, UBND Thị trấn Đồng Lộc đã cử các cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng, hướng dẫn bà con về kỹ thuật tỉa dặm, sử dụng lượng phân hợp lý và phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ.
Bà Thân Thị Lam- Công chức Nông nghiệp thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc cho hay: Vụ xuân năm nay, Thị trấn Đồng Lộc gieo cấy hơn 560 ha lúa xuân. Thời gan này chúng tôi thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn bà con điều tiết nước hợp lý,  tỉa dặm và bón thúc đúng cách. Đồng thời phối hợp với phòng chuyên môn huyện tăng cường công tác điều tra, nắm bắt  sớm tình hình sâu bệnh để chủ động phòng trừ kịp thời. Việc chăm sóc tốt từ giai đoạn đầu sẽ tạo tiền đề quan trọng cho vụ mùa thắng lợi.
h2 nhieu dien tich cao tao ba con dang lay nuoc vao chan ruong de tia dam kip thoi 2

Những diện tích ruộng cao táo, bà con phải dùng máy để bơm nước vào chân ruộng. 
Cùng với Thị trấn Đồng Lộc, bà con các xã, thị trấn khác của huyện Can Lộc cũng đang tăng tốc tiến hành tỉa dặm, bón thúc đợt 1 trên diện tích hơn 9.100 ha lúa các loại. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tiến hành tỉa dặm kết hợp với bón thúc lúa xuân đợt 1, huyện đã phối hợp với công ty thủy lợi và chỉ đạo các xã, thị trấn vận hành trạm bơm, điều tiết nguồn nước thủy lợi và hệ thống kênh mương phù hợp. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương bám sát tình hình sản xuất tại cơ sở, đôn đốc bà con nông dân ra đồng chăm sóc lúa xuân.
Vụ xuân là vụ sản xuất chính nên để đảm bảo thắng lợi về năng suất và sản lượng lúa, ngay từ đầu vụ, UBND huyện Can Lộc đã ban hành công văn chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. Đồng thời, chủ động hướng dẫn bà con nông dân đối với vùng gieo thẳng phải gieo tăng 5 - 10% mạ dự phòng góc ruộng có phủ nilon để dặm và chuẩn bị thóc giống ngắn ngày dự phòng khi rét đậm, rét hại hoặc ngập úng cục bộ gây chết lúa.
Vụ xuân năm 2025, toàn tỉnh sản xuất 59.200 ha lúa với cơ cấu các loại giống đại trà gồm: Bắc Thịnh, Nếp 98, Hà Phát 3, Nếp 87, HT1, Khang Dân đột biến, Khang Dân 18, Nhị Ưu 838, TH3-5, Thái Xuyên 111, Ly2099... và một số giống tiềm năng tiếp tục mở rộng diện tích gồm: HG12, VNR10, TBR97, ĐB6, ADI28, Hương Bình, Hana167.... Hiện nay lúa xuân chủ yếu đang ở giai đoạn đẻ nhánh. Do thời tiết mưa rét, độ ẩm cao tạo điều kiện cho một số sâu bệnh và sinh vật đã phát sinh gây hại như Bọ Trĩ, ốc bươu vàng và chuột cắn phá. 

        Theo thông tin Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay, đã phát hiện Bọ trĩ gây hại với tỷ lệ 5-7%, nơi cao 10-15%, diện tích nhiễm 15ha. Ốc bươu vàng  phát sinh gây hại trên những chân ruộng ngập nước, mật độ trung bình 3-5con/m2, cục bộ nơi cao 20con/m2, trên diện tích  52ha. Chuột gây hại tỉ lệ 3-5%, nơi cao 5-7%, cục bộ 20% diện tích bị cắn phá 45ha, phân bố ở các huyện: Đức Thọ, Thạch Hà và Cẩm Xuyên.
Ngành chuyên môn khuyến cáo, thời điểm này, thời tiết trong tiết Lập Xuân - Vũ Thủy duy trì hình thái âm u, ẩm độ cao, thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển. Vì thế, các địa phương, bà con nông dân cần chú trọng điều tiết nước, tiến hành dặm tỉa đảm bảo mật độ hợp lý, đặc biệt với diện tích lúa gieo thẳng; bón thúc đẻ nhánh, bón sớm, bón tập trung cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với số diện tích mạ đang phủ nilon, cần tháo dỡ nilon để luyện mạ trước khi cấy, tiến hành cấy khi mạ đạt 2 - 3 lá trở lên, đảm bảo khung lịch thời vụ.
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn thuận lợi để các loại sâu bệnh phát sinh, gây hại; cần tập trung kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và tiến hành phòng trừ kịp thời, đặc biệt là chú trọng theo dõi và phòng trừ bọ trĩ, bệnh đạo ôn, ruồi đục nõn... trên cây lúa. Đối với những diện tích đã xuất hiện bệnh và có nguy cơ nhiễm bệnh ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm. Phun thuốc khi trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá, sau khi phun thuốc 5-7 ngày, kiểm tra nếu thấy vết bệnh cấp tính xuất hiện thì tiến hành xử lý thuốc lần 2; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng và hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì../.
 Nguyễn Hoàn - TTKNHT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay38,418
  • Tháng hiện tại1,170,024
  • Tổng lượt truy cập94,697,578
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây