Học tập đạo đức HCM

Các vùng rau chuyên canh Hà Tĩnh sẵn sàng vào vụ Tết

Chủ nhật - 12/01/2025 22:54
Bên cạnh thu hoạch các loại rau ngắn ngày, thời điểm này, tại các vùng chuyên canh rau của tỉnh Hà Tĩnh, nông dân đang tích cực chăm sóc rau màu để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Những năm gần đây, vùng đất cát bạc màu tại xã Thạch Văn (Thành phố Hà Tĩnh) được phủ xanh bởi những vườn rau củ tốt tươi và vùng rau trên cát trở thành vựa rau củ quả có tiếng. Thời điểm này, bên cạnh thu hoạch các loại rau ngắn ngày, người dân tại đây đang tích cực chăm sóc rau màu để cung ứng cho thị trường dịp cuối năm.
h1
Những năm gần đây rau được trồng đúng kỹ thuật, an toàn nên thương lái tìm đến tận nơi để mua, giá cả tăng dần vào dịp Tết
Gia đình ông Nguyễn Quốc Ninh tại thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn có hơn 5 sào cải củ và cà rốt. Những ngày này, gia đình ông Ninh vừa thu hoạch dần củ cải để bán ra thị trường, vừa chăm sóc hơn 2 sào diện tích cà rốt để kịp thu hoạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới. Ông Ninh cho biết: “Mỗi năm gia đình tôi trồng từ 2 - 3 vụ rau, mỗi vụ thu hoạch từ 20- 25 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập chính và ổn định của gia đình. Những năm gần đây rau được trồng đúng kỹ thuật, an toàn nên thương lái tìm đến tận nơi để mua, giá cả tăng dần vào dịp Tết nên chúng tôi rất phấn khởi sản xuất”.
h2
Sản xuất rau sạch diễn ra quanh năm nhưng vào vụ Tết diện tích rau được mở rộng hơn
Cách đó không xa, các hộ dân khác cũng đang tất bật chuẩn bị cho thị trường rau Tết. Theo nông dân ở đây cho biết, sản xuất rau sạch diễn ra quanh năm nhưng vào vụ Tết diện tích rau được mở rộng hơn, nhờ vậy mà thu nhập cũng cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Giám đốc HTX rau, củ, quả Hằng Bảy, xã Thạch Văn cho biết, từ đầu tháng 10 âm lịch người dân đã lo làm đất canh tác, xuống giống cho các lứa rau để phục vụ dịp Tết. Giá rau vụ Tết tuy không nhỉnh hơn so với bình thường bao nhiêu, nhưng lượng tiêu thụ lại cao gấp 4-5 lần, do đó các nhà vườn luôn phải theo sát từng loại rau để cho ra những lứa rau tươi ngon, đảm bảo an toàn nhất. Thời điểm này, HTX chúng tôi đang thu hoạch củ cải, bí đỏ bán ra thị trường với giá từ 12 -15 nghìn đồng/kg. Sát Tết sẽ thu hoạch thêm cà rốt và dự báo giá sẽ tăng cao hơn”.
h3
Người dân đang tích cực chăm sóc rau đảm bảo cho rau phát triển tốt, an toàn để kịp phục vụ thị trường Tết.
Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết: Toàn xã hiện sản xuất gần 14ha rau màu các loại, trong đó có 2 HTX và 3 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn được đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, mạng lưới điện đảm bảo phục vụ sản xuất. Những năm gần đây, xã Thạch Văn đã mở rộng diện tích vùng trồng rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng rau, đồng thời cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Theo đó, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo được thương hiệu rau an toàn.
Những ngày này, hiện tượng sương muối xuất hiện nhiều nên ngay từ sáng sớm, ông Nguyễn Sỹ Thành tại thôn Khang, xã Thạch Liên đã tất bật ra đồng nhằm kiểm tra và chăm sóc hơn 5 sào bắp cải, súp lơ và su hào của gia đình. Ông Thành cho biết, chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, chúng tôi đang tích cực chăm sóc rau như tưới nước, nhổ cỏ… đảm bảo cho rau phát triển tốt, an toàn để kịp phục vụ thị trường Tết.
h4
Từ đầu tháng 12 âm lịch bà Hạnh bắt đầu thu hoạch cà chua và bán cho thương lái với giá 25.000đ/kg
Để đảm bảo cung ứng cho thị trường dịp trước và trong tết, bà Nguyễn Thị Hạnh tại thôn Khang, xã Thạch Liên đã thực hiện các biện pháp luân canh, xen canh, gối vụ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 3 sào cà chua, bắp cải và súp lơ của gia đình. Bà Hạnh cho biết: Từ đầu tháng 12 âm lịch chúng tôi bắt đầu thu hoạch cà chua và bán cho thương lái với giá 25.000đ/kg, từ giữa tháng 12 đến giáp Tết sẽ thu hoạch bắp cải, súp lơ. Giá cả sẽ tăng cao trong thời điểm giáp Tết, vì vậy chúng tôi đang tích cực chăm sóc để tăng năng suất, chất lượng rau màu.
Đầu năm 2024, Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn Khang, xã Thạch Liên đã được cấp chứng nhận VietGAP trên diện tích 2,5ha. Với quy trình sản xuất rau an toàn nên được thị trường ưa chuộng, sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Mỗi sào rau (500m2) có thể cho thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng/năm. Với diện tích rau VietGAP, thu nhập còn có thể cao hơn (ở mức 70 - 80 triệu đồng/sào/năm).
Ông Trần Văn Lý, Tổ trưởng THT sản xuất rau an toàn thôn Khang, xã Thạch Liên cho biết:  Nhằm phục vụ thị trường trước và trong Tết,  nên bà con đã sản xuất theo hình thức luân canh, xen kẽ giữa cây ngắn ngày và dài ngày. Theo đó, từ tháng 10, bà con đã có sản phẩm xuất bán thường xuyên và kéo dài đến cận tết. Thị trường tiêu thụ chính tại các chợ ở thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can Lộc, Hồng Lĩnh.
h5
Nhằm phục vụ thị trường trước và trong Tết,  nên bà con đã sản xuất theo hình thức luân canh, xen kẽ giữa cây ngắn ngày và dài ngày
Toàn xã Thạch Liên sản xuất hơn 35 ha rau, tập trung tại các vùng chuyên canh truyền thống ở thôn Thọ, thôn Khang….. Đặc biệt, xã có 8 ha áp dụng sản xuất theo mô hình VietGAP với trên 150 hộ tham gia, từng bước chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Vụ đông năm nay, bà con vẫn ưu tiên sản xuất các loại cây truyền thống của địa phương như: su hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột, đậu côve… Nhằm đẩy mạnh sản xuất rau theo hướng an toàn, hiện xã đang thử nghiệm mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón vi sinh và sẽ nhân rộng ra toàn xã trong thời gian tới, ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch hội Nông dân xã Thạch Liên chia sẽ.
Ánh Nguyệt - Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Hôm nay38,719
  • Tháng hiện tại698,046
  • Tổng lượt truy cập93,075,710
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây