Học tập đạo đức HCM

Chuyển giao thành công mô hình chăn nuôi ngan sinh sản tại Hà Tĩnh

Thứ sáu - 11/10/2024 20:03
Mô hình chăn nuôi ngan RT sinh sản được triển khai tại xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà sẽ giúp chủ động nguồn con giống, là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương
 Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi ngan sinh sản, áp dụng các biệp pháp kỹ thuật về chuồng trại, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi hộ gia đình, từng bước chủ động nguồn giống. Năm 2024 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi triển khai Dự án “Sản xuất thử nghiệm ngan RT tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ” đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
 
hinh 1
 Mô hình chăn nuôi ngan  RT sinh sản được triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Hào, thôn Hòa Bình, xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà
Để triển khai mô hình, Trung tâm đã chọn hộ có đủ điều kiện về chuồng trại, có vị trí phù hợp với điều kiện chăn nuôi ngan và có nguyện vọng tham gia mô hình nuôi ngan sinh sản để tạo nguồn con giống chất lượng phục vụ chăn nuôi của địa phương. Tại Hà Tĩnh, gia đình ông Nguyễn Văn Hào, thôn Hòa Bình, xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà là hộ được lựa chọn thực hiện mô hình này.
Tham gia mô hình, gia đình ông Nguyễn Văn Hào được hỗ trợ 400 con ngan giống RT 1 ngày tuổi, trong đó có 300 con mái và 100 con trống và một số vật tư thiết yếu  như thức ăn tinh, vắc xin phòng bệnh và hoá chất để tiêu độc khủ trùng. Con giống đảm bảo khoẻ mạnh, có độ đồng đều cao, được tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định.
 Với kinh nghiệm chăn nuôi vịt đẻ nhiều năm, nên quá trình triển khai đã giúp anh Hào tiếp cận nắm bắt nhanh hơn được quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng.  Sau hơn 26 tuần, tỷ lệ nuôi sống trên 90%, khối lượng cơ thể ngan trống  4,5-4,8kg, ngan mái 2,4-2,6kg.  Anh Hào đã lựa chọn được 200 con mái và 50 con trống đưa vào sinh sản. Hiện tại, đàn ngan đã đẻ đều đạt gần 80% và anh đang lắp đặt máy ấp trứng cho cho ấp nở phục vụ ngan giống cho thị trường.
hinh 2
 Ngan phát triển tốt, đẻ trứng đều, đảm bảo đưa vào lò ấp nở ngan con.
 Anh Hào cho biết: Tham gia mô hình, chúng tôi được tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi ngan sinh sản, sử dụng thuốc thú y, vắc-xin đầy đủ theo nguyên tắc “4 đúng” nên đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh cao. Đều đáng mừng là đến nay đàn ngan đã đẻ đều, sản lượng trứng một ngày đạt hơn 160 quả, đủ để đưa vào lò ấp trứng cho ấp nở ngan con, dự kiến sẽ có con giống cung cấp nuôi thương phẩm trong tháng tới.
Ngan RT là giống ngan có nhiều đặc tính ưu việt như: thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, trọng lượng to, thịt ngon, ngọt, thơm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Giống ngan này do Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi lai tạo từ dòng ngan R41 nhập nội và ngan Trâu bản địa (Việt Nam), có đặc điểm ngoại hình lúc 1 ngày tuổi toàn thân màu đen, cổ vàng chiếm gần 96%. Lúc ngan trưởng thành toàn thân màu đen, đốm trắng ở cổ và đầu. Năng suất trứng đạt trung bình 112 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi đạt hơn 96%.
Để chuyển giao thành công mô hình nuôi ngan RT sinh sản tại Hà Tĩnh, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã phối hợp với Công ty Cổ phần Nguyệt Quang và UBND xã Thạch Thắng hướng dẫn các hộ dân xây dựng chuồng trại, tập huấn kỹ thuật để các hộ tham gia nắm bắt được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo ngan phát triển tốt.
hinhf3
 Mô hình chăn nuôi ngan RT sinh sản giúp người dân có thêm sự lựa chọn trong phát triển nghề chăn nuôi trên địa bàn
Ông Hoàng Trọng Dương - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Thắng cho biết: “Xác định phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp với các đơn vị triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án cụ thể, trong đó mô hình chăn nuôi ngan sinh sản bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Những kết quả bước đầu đạt được là  những tín hiệu đáng mừng để người dân có thêm sự lựa chọn trong phát triển nghề chăn nuôi trên địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới.”.
Trong bối cảnh chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi ngan nói riêng đang gặp nhiều khó khăn như giá con giống, thức ăn ở mức cao; giá bán sản phẩm, đầu ra không ổn định; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp… Việc triển khai mô hình sẽ góp phần giúp bà con nông dân chủ động được nguồn giống, quản lý được quy trình chăn nuôi, từ đó ổn định sản xuất và phát triển chăn nuôi bền vững.  

 
Nguyễn Hoàn
Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh
  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập537
  • Hôm nay49,524
  • Tháng hiện tại708,851
  • Tổng lượt truy cập93,086,515
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây