Học tập đạo đức HCM

Vimart về Masan, doanh thu VinCommerce tăng trưởng 40% trong quý I

Thứ tư - 29/04/2020 06:32
Ngày 29/4/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hoặc “Công ty”) công bố kết quả kinh doanh Quý I năm 2020 (“1Q2020”). Trong quý I năm 2020, ngành thịt và gia vị của Masan vẫn tiếp tục là điểm sáng khi đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt thành viên mới nhất của Masan là VinComerce- công ty vận hành hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ sau khi được chuyển từ Tập đoàn Vingroup về Masan doanh thu đã tăng trưởng tới 40%.

Tăng trưởng bán lẻ ngoài sức tưởng tượng

Cụ thể theo báo cáo của Masan Group: VinCommerce (“VCM”)- đơn vị vận hành hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ được sáp nhập từ Vingroup vào Masan hồi đầu tháng 12/2019 đạt tăng trưởng doanh thu thuần 40% trong Quý I/2020. 

 vimart ve masan, doanh thu vincommerce tang truong 40% trong quy i hinh anh 1

Chủ tịch Tập đoàn Masan Group Nguyễn Đăng Quang cho biết: "Với quy mô hoạt động và mối quan hệ hợp tác mật thiết với hàng trăm ngàn điểm bán lẻ truyền thống trên cả nước, Masan cùng các đối tác sẽ thúc đẩy xu hướng bán lẻ hiện đại nhằm mang đến những lợi ích tốt nhất và trải nghiệm vượt trội cho người tiêu dùng".

Công ty CP Hàng Tiêu dùng Masan- Masan Consumer Holdings (“MCH”) doanh thu thuần tăng trưởng 22,4%. Đặc biệt, ngành thịt và chăn nuôi của Masan MEATLife (“MML”) tiếp tục mở rộng quy mô, đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng vào Quý 1/2020, tăng trưởng tới 85% so với Quý 4/2019 và đạt EBITDA hòa vốn vào Quý I/2020.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Masan Resources (“MSR”) chịu nhiều ảnh hưởng do tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu. Doanh thu thuần của MSR giảm 10,4%, tuy nhiên, lợi nhuận và nguồn tiền mặt kỳ vọng sẽ khởi sắc từ Quý 2/2020 nhờviệc giải phóng tồn kho đồngvà hiệp lực với nền tảng kinh doanh vonfram của H.C.Starck sau khi hoàn tất giao dịch.

Đánh giá về kết quả kinh doanh chung trong quý I năm nay, Chủ tịch Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Thật sự, tôi đã không nghĩ rằng VinCommerce có thể chuyển đổi nhanh như vậy. Mức lỗ của VinCommerce trong Quý I/2020 đã giảm một nửa và doanh thu tăng trưởng 40% so với Quý I/2019".

Lý giải về mức tăng trưởng này, ông Nguyễn Đăng Quang đánh giá: Nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là kết quả ngắn hạn do tác động của COVID-19, nhưng tôi tin rằng khó khăn và thách thức luôn là động lực để kích hoạt sự đổi mới.COVID-19 khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi cấu trúc nhanh chóng hơn theo hướng bán lẻ hiện đại để phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới và tốc độ của quá trình này sẽ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

"Với quy mô hoạt động và mối quan hệ hợp tác mật thiết với hàng trăm ngàn điểm bán lẻ truyền thống trên cả nước, Masan cùng các đối tácsẽ thúc đẩy xu hướng bán lẻ hiện đại nhằm mang đến những lợi ích tốt nhất và trải nghiệm vượt trội cho người tiêu dùng.Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến đội ngũ lãnh đạo và toàn thể nhân viên Masan, đặc biệt là đội ngũ VinCommerce – những người đã tạo nên kỳ tích này"- vị Chủ tịch Masan Group hào hứng chia sẻ.

 vimart ve masan, doanh thu vincommerce tang truong 40% trong quy i hinh anh 2

Sau khi về Masan, VinComerce đã có tăng trưởng doanh thu tới 40%.

Phân tích về kết quả kinh doanh từng ngành hàng  của Masan Group cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất Quý I/2020 đạt mức 17.632 tỷ đồng, tăng trưởng  tới 116,1% so với mức 8.160 tỷ đồng vào Quý I/2019.

Masan Consumer tiếp tục là cánh chim đầu đàn trong "đại gia đình" của Masan với doanh thu thuần đạt mức tăng trưởng 22,4% vào Quý I/2020, được thúc đẩy bởi tăng trưởng 59,7% của ngành hàng thực phẩm tiện lợi và tăng trưởng gấp 3 lần của ngành hàng thịt chế biến. Chiến lược cao cấp hóa và đô thị hóa của MCH tăng tốc với doanh sốtăng trưởng 75% tại kênh bán lẻ hiện đại (MT).

 vimart ve masan, doanh thu vincommerce tang truong 40% trong quy i hinh anh 3

Thịt mát MEATDeli đạt mức tăng trưởng 85% với doanh thu thuần quý I/2020 đạt 453 tỷ đồng và bắt đầu hòa vốn.

Trong khi đó, doanh thu Quý I/2020 của VCM lần lượt tăng trưởng 40,3% so với Quý I/2019 và 17,0% so với Quý IV/2019. Tăng trưởng của VCM được thúc đẩy bởi các yếu tố: Tăng trưởng doanh số bán hàng cùng cửa hàng (SSSG) đạt mức hai chữ số tại Hà Nội, các thành phố cấp 1 và cấp 2; Đóng góp doanh thu của 27 siêu thị VinMart (VM) và 1.192 siêu thị mini VinMart+ (VMP) mới mở cửa trong năm 2019; và tăng trưởng doanh số mạnh mẽ bù đắp cho tốc độ mở rộng điểm bán chậm lại trong Quý I/2020 nhằm tối ưu hóa mạng lưới điểm bán của VCM.

Mảng kinh doanh thịt của Masan MEATLife tiếp tục mở rộng quy mô, đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng vào Quý 1I/2020, tăng trưởng 85% so với Quý IV/2019.

Doanh thu thuần của Masan Resources sụt giảm 10,4% do giá khoáng sản tiếp tục ở mức thấp vìtác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, MSR kỳ vọng có thể bán đồng tồn kho từ Quý 2/2020 trở đi để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tạo ra dòng tiền mặt tốt hơn.

 vimart ve masan, doanh thu vincommerce tang truong 40% trong quy i hinh anh 4

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 của Masan Group.

Ngành thịt và gia vị sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 con số

Theo đánh giá của Masan Group, triển vọng tương lai của Masan được thể hiện theo bối cảnh kinh doanh hiện nay và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố rủi ro. Song dự kiến, MCH sẽ đạt tăng trưởng doanh thu thuần hơn 15% và tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số, trong đó:

Ngành hàng gia vị: Tiếp tục tập trung vào chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và cải thiện biên lợi nhuận của mảng hạt nêm

Ngành hàng thực phẩm tiện lợi và thịt chế biến: Ttập trung vào chiến lược cao cấp hóa danh mục hiện có, đồng thời chú trọngxây dựng các giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh. Ban điều hành dự đoán người tiêu dùng sẽ ngày càng chuyển sang sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thay vì ăn tại hàng quán sau dịch COVID-19.

Ngành hàng đồ uống: Ttập trung củng cố danh mục nước tăng lực trên cơ sở các phát kiến mới và sản phẩm đột phá.

Sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC): Tích hợp thành công Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO), tận dụng hệ thống điểm bán của MCH để đưa thương hiệu và sản phẩm của NETCO đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn quốc. Bước tiếp theo trong nửa cuối năm 2020 là tung ra các sản phẩm tiềm năngkhác trong ngành hàng sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình.

 vimart ve masan, doanh thu vincommerce tang truong 40% trong quy i hinh anh 5

Hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua sắm.

Đối với VCM, dự kiến đạt biên EBITDA cả năm từ (3)% cho đến hòa vốn nhờ vào các giải pháp hợp lý hóa chi phí như tập trung vào việc giảm chi phí phí hoạt động tại cửa hàng, cụ thể liên quan đến chi phí vật tư tiêu hao, nâng cao hiệu suất nhân viên, đàm phán chi phí thuê tốt hơn, và tối ưu hóa chi phíhoạt động logistics; Tái cấu trúc nền tảng logistic để thúc đẩy hiệu quả hoạt động; Tối ưu hóa mạng lưới cửa hàng với việc đóng cửa các cửa hàng không có khả năng đạt lợi nhuận.

Đổi mới danh mục sản phẩm: Pphát triển danh mục hàng hóa chủ chốt, đảm bảo các sản phẩm trong danh mục này có mặt tại tất cả các cửa hàng, đồng thời bổ sung thêm danh mục sản phẩm phù hợp theo vùng miền và mùa vụ. Chuyển trọng tâm của VCM sang đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi số: Số hóa toàn bộ nền tảng, quản lý theo thời gian thực và loại bỏ các quy trình thủ công nhằm giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành và cải thiện hiệu quả hoạt động.

Sẽ có 2.000 đểm bán thịt MEATDeli 

 vimart ve masan, doanh thu vincommerce tang truong 40% trong quy i hinh anh 6

Riêng với Masan MEATLife (MML), đặt mục tiêu doanh thu thịt đóng góp 20% vào doanh thu thuần của MML. Dự kiến, số lượng điểm bán của MEATDeli dự kiến đạt hơn 2.000 điểm: gia tăng độ phủ tại các cửa hàng VMP, mạng lướiđại lý và mở rộng chuỗi cửa hàng MEATDeli.

Thức ăn chăn nuôi dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải và có tiềm năng tăng mạnh nếu việc tái đàn heo được đẩy nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay, nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,920
  • Tổng lượt truy cập92,008,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây