Học tập đạo đức HCM

"Hết cửa" tái đàn, chỉ còn 20-25% nông hộ nuôi lợn

Thứ sáu - 01/05/2020 04:37
Theo các chuyên gia, giá lợn hơi đi ngược lại các chỉ đạo, khuyến nghị của Chính phủ, Bộ NNPTNT có nguyên nhân chính từ mất cân đối cung - cầu. Nếu nguồn cung đủ hoặc dư thừa, thì giá thịt không thể giữ ở mức cao mãi được.

Chỉ còn 20-25% nông hộ nuôi lợn

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Cảnh - Giám đốc HTX Chăn nuôi Hợp Lực (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, HTX mới xuất bán đàn lợn với giá 87.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với đầu tháng 4. Mỗi tuần ông Cảnh xuất bán khoảng 500 con lợn thịt, thu lãi bình quân 3-4 triệu đồng/con tùy thời giá.

"Vừa bán hôm trước thì hôm sau giá lại phi mã, vừa qua nhiều nơi ở miền Bắc giá heo heo đã tăng lên hơn 93.000 - 95.000 đồng/kg. Cứ đà này, giá heo hơi sẽ tiếp tục diễn biến thất thường và rất có thể sẽ cán mốc lịch sử của năm 2019 khi có thời điểm đạt 96.000-100.000 đồng/kg", ông Cảnh phân tích.

"Tôi khẳng định, mức giá lợn hơi hiện nay là có thật, chứ không phải giá ảo hay ai đó dùng chiêu trò đẩy giá lên. Bằng chứng là nguồn cung đang thiếu hụt. Một số khách hàng ở tận Bắc Ninh cũng gọi điện cho tôi hỏi có lợn không, rồi nài nỉ vào Hà Tĩnh để mua 200 con"- ông Cảnh khẳng định. 

 'het cua' tai dan, chi con 20-25% nong ho nuoi lon hinh anh 1

Sau "bão" dịch tả lợn châu Phi, những nông hộ chăn nuôi nhỏ bị thiệt hại nặng nề, phá sản hoặc "cụt" vốn nên tái đàn gặp khó khăn. Hầu hết lượng lợn hơi cung ứng ra thị trường hiện nay là của doanh nghiệp, HTX, trại lớn... Ảnh: T.L

Theo ông Cảnh, tổng đàn lợn ở Hà Tĩnh ước tính giảm tới 70%, trước đây nông hộ nuôi lợn chiếm tới 70-80% thị phần, nhưng khi dịch bệnh đi qua, chỉ còn khoảng 20-25% số hộ còn trụ lại với nghề.

Lượng lợn cung ứng ra thị trường Hà Tĩnh hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp, các trại lớn nhưng số trại lớn, doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đâu có nhiều, chỉ đếm trên lòng bàn tay. Đặc biệt là nông hộ mới chỉ tái đàn lợn thịt, chưa ai có khả năng tái đàn lợn nái vì giá con giống hậu bị đang rất đắt đỏ, từ 10-11 triệu đồng/con.

Một khi đàn nái chưa được bổ sung thì con giống sẽ khan hiếm. Phía doanh nghiệp, trại lớn thì giữ con giống lại nuôi thành lợn thịt, hạn chế bán ra ngoài; còn bên ngoài, những hộ còn vốn ráo riết thu mua, đặt hàng khiến giá lợn giống ngày càng bị đẩy lên cao, hiện đã tăng lên 2,7 - 3 triệu đồng/con loại 6-7kg mới cai sữa. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi, các chi phí thuốc sát trùng, vôi bột, thuốc thú y, vaccine đều tăng cao do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến nông hộ nhỏ “hết cửa” tái đàn.

Tìm cách tái đàn lợn nái 

Tại Hà Nam, con số thống kê của Sở NNPTNT tỉnh cho biết, năm 2019 Hà Nam đã phải tiêu huỷ 131.000 con lợn, chiếm 30% tổng đàn, cá biệt có những thôn, xã lượng lợn bị dịch bệnh phải tiêu huỷ lên tới quá nửa. Trong tổng số lợn bị tiêu huỷ, có tới 35.000 con lợn nái và lợn đực giống - chiếm 50% tổng đàn lợn bố mẹ của Hà Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “khát” con giống hiện nay. Ngay cả trang trại lợn của Tập đoàn Dabaco đặt trên địa bàn tỉnh, trước đây có 3.200 lợn nái thì sau khi dịch bệnh quét qua, chỉ còn hơn 800 nái. 

 'het cua' tai dan, chi con 20-25% nong ho nuoi lon hinh anh 2

Lợn thịt được giết mổ rồi đưa ra chợ đầu mối Hóc Môn (TP.Hồ Chí Minh) tiêu thụ.  Ảnh:  Nguyễn Vy

Do giá con giống bán tại các công ty, trang trại quá cao nên một số hộ dân và cơ sở chăn nuôi đã tự tuyển chọn những con lợn thương phẩm có ngoại hình đẹp để làm nái. Tuy nhiên chất lượng con giống sẽ thấp hơn, năng suất cũng chỉ khoảng 17-18 con/nái/năm.

Trước áp lực cung - cầu và đảm bảo nhu cầu sử dụng thịt lợn cho người dân Thủ đô, mới đây Sở NNPTNT Hà Nội đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp phát triển chăn nuôi lợn và phòng chống dịch bệnh từ nay tới cuối năm 2020.

Theo báo cáo của Sở NNPTNT, đàn lợn toàn thành phố hiện khoảng 1,1 triệu con, trong đó lợn nái chiếm 130.000 con. Thành phố đang đẩy mạnh các giải pháp tái đàn lợn ở các vùng chăn nuôi trọng điểm thì đầu tháng 4, dịch tả lợn châu Phi bỗng xuất hiện tại xã Phương Tú (huyện Ứng Hoà), chưa kể các vùng khác cũng có nguy cơ bùng phát dịch lớn do nhu cầu vận chuyển thịt lợn hàng ngày cao, virus dịch tả lợn châu Phi còn tồn lưu trong môi trường, trong khi bệnh dịch này chưa có thuốc chữa.

Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, để cung cấp đủ lợn giống phục vụ tái đàn, Hà Nội đang tạo điều kiện cho các công ty nhập khẩu giống lợn về nuôi nhằm cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho người chăn nuôi để nâng tổng đàn lợn thành phố lên con số 1,8 triệu con vào cuối năm nay.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 30% kinh phí mua lợn nái, mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con; hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn lợn sau dịch bệnh.

Theo PGS-TS Phạm Kim Đăng - Trưởng Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), các báo cáo cho rằng sau dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn cả nước hiện còn khoảng 23 - 24 triệu con (bao gồm cả lợn nái, lợn đực, ít hơn so với trước khi dịch tả lợn châu Phi là 4-5 triệu con) nhưng theo ông Đăng, thực tế có thể ít hơn rất nhiều. 

Ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi để lại rất nặng nề. Đặc biệt, các nông hộ gần như bị xoá sổ, ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn của một số doanh nghiệp cũng bị thiệt hại lớn đối với đàn nái, trong khi đàn nái là cơ sở quan trọng nhất để tái đàn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập657
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,461
  • Tổng lượt truy cập93,157,125
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây